Nội khoa hôm nay

Viêm niệu đạo nam

Tiết dịch niệu đạo, tiểu khó và phơi nhiễm STDs, (bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c), thường được nhắc đến trong viêm niệu đạo ở nam.

Các nghiên cứu gần đây, đã tập trung vào chi phí hiệu quả điều trị, và tình trạng kháng Thu*c. Mục tiêu điều trị, là tối ưu hóa tuân thủ điều trị, và ngăn ngừa tái phát, chủ yếu là STDs.

viêm niệu đạo do lây nhiễm, thường gặp hơn sau chấn thương, trong đó, STDs là nhóm phổ biến nhất. viêm niệu đạo do STDs, được phân ra viêm niệu đạo do lậu (GCU), và không do lậu (NGU).

viêm niệu đạo nam">viêm niệu đạo nam, gặp chủ yếu ở tuổi vị thành niên và người lớn, cao nhất ở nhóm nhỏ hơn 25 tuổi.

Chẩn đoán:

Bệnh sử:

Các triệu chứng thường gặp:

- Tiết dịch niệu đạo, mủ hoặc nhầy nhớt.

- Tiểu khó.

- Ngứa dọc niệu đạo.

- Tiểu hoặc xuất tinh ra máu.

- Giao hợp hoặc xuất tinh đau.

viêm niệu đạo không triệu chứng rất phổ biến, (khoảng 16%), và thường ở nhóm NGU. Phát hiện tình cờ khi bạn tình bị STDs, hoặc khi thăm khám có ít dịch niệu đạo.

GCU thường khởi phát đột ngột trong vòng 7 ngày, với dịch tiết màu vàng hoặc trắng đục, kèm tiểu khó đáng kể. Ngược lại, NGU có khởi đầu nhẹ nhàng, hơi khó tiểu, tiết ít dịch nhầy.

Tiểu nhiều và tiểu gấp thường ít gặp, nên nghĩ tới viêm tiền liệt tuyến và viêm bàng quang. Các triệu chứng toàn thân, (sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, buồn nôn), thường không có, nhưng nếu có, gợi ý vi trùng lậu vào trong máu, viêm bể thận, viêm tinh hoàn hoặc nhiễm trùng khác.

Cần hỏi về số lượng bạn tình, số lần quan hệ và việc dùng bao cao su:

- Hỏi tiền sử STDs hay viêm niệu đạo trước đây.

- Hỏi về các lần đặt thông tiểu, hay các dụng cụ y khoa và vật lạ, được đưa vào niệu đạo.

- Hỏi các triệu chứng toàn thân như:

Sốt, đau họng, viêm khớp, viêm kết mạc, viêm trực tràng, viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn/ mào tinh, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm khớp phản ứng, viêm mống mắt, phát ban.

1. Khám lâm sàng:

- Lỗ tiểu có thể viêm, đỏ và sưng. Dịch tiết dạng mủ hay nhầy nhớt giúp củng cố chẩn đoán.

- Vuốt dọc niệu đạo tìm dịch tiết, ổ ápxe hay dị vật.

- Có đến 10% trường hợp viêm niệu đạo không phát hiện được triệu chứng.

- Tinh hoàn - mào tinh sưng, đau và ấm, gợi ý viêm.

- Kiểm tra tình trạng viêm quy đầu, liên quan M. genitalium.

- Thăm trực tràng kiểm tra tiền liệt tuyến.

- Tìm tổn thương khác của STDs.

- Ở thể điển hình của lậu, Chlamydia hoặc Mycoplasma, cần đánh giá họng, khớp, da, kết mạc, màng nhĩ và phổi.

Khi có các biểu hiện của nhiễm trùng toàn thân, như sốt hoặc hạ huyết áp, nên cân nhắc xem xét một bệnh lý khác.

Có đến 10% trường hợp, viêm niệu đạo không phát hiện được triệu chứng.

2. Chẩn đoán nguyên nhân.

Quan hệ T*nh d*c bừa bãi và không an toàn, là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với viêm niệu đạo hoặc STDs.

viêm niệu đạo do lậu:

N. gonorrhoeae là song cầu khuẩn Gram âm nội bào. GCU thường có dịch tiết dạng mủ.

viêm niệu đạo không do lậu:

NGU có thể được gây ra bởi các sinh vật khác nhau. Một nghiên cứu trên 293 nam giới trẻ nhóm NGU, phát hiện C. trachomatis ở 44%, M. genitalium ở 31%, T. vaginalis ở 13%, và không phát hiện mầm bệnh ở 28%, (sàng lọc Ureasplasma không có).

Khoảng 30 đến 40% trường hợp NGU, không xác định nguyên nhân. Trong một nghiên cứu của Thụy Điển, ít nhất 24% bệnh nhân NGU cấp tính, không rõ nguyên nhân.

Các tác nhân khác:

Các nguyên nhân hiếm gặp khác bao gồm: herpes, giang mai, Mycobacterium, N. meningitidis, H. influenza, Streptococcus, Candida, Adenovirus, CMV, cũng như trực trùng Gram âm.

viêm niệu đạo không rõ nguyên nhân, có triệu chứng niệu đạo, mà không có bằng chứng NAAT, trong 4 nguyên nhân phổ biến nhất, (lậu, C. trachomatis, T. vaginalis và M. genitalium), phổ biến ở nam giới trẻ.

3. Các xét nghiệm cận lâm sàng.

Lậu và Chlamydia luôn được quan tâm ở Hoa Kỳ, nên các xét nghiệm xác định luôn được khuyến khích, bao gồm: nhuộm Gram, nuôi cấy, miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch enzyme, PCR, lai axít nucleic hoặc NAAT là nhạy cảm nhất.

Khi không có xét nghiệm nước tiểu, dịch niệu đạo có thể lấy qua mẫu tăm bông, được đưa vô khoảng 1cm và nhẹ nhàng xoay. Kiểm tra dịch tiết tự chảy ra là ít nhạy cảm, và không được khuyến khích. Độ nhạy của xét nghiệm phết dịch niệu đạo, sẽ bị giảm nếu vừa mới đi tiểu.

Soi tươi nhuộm Gram, có thể không cần thiết nếu điều trị theo kinh nghiệm. Nếu không thấy song cầu Gram âm nội bào, thường hướng tới NGU, nhưng nó không hoàn toàn loại trừ nhiễm trùng do lậu.

Sự hiện diện lớn hơn 5 WBC/ quang trường nhuộm Gram, giúp chẩn đoán viêm niệu đạo. Tuy nhiên, độ nhạy đối với lậu, Chlamydia U. urealyticum lần lượt là 80%, 23% và 11% (Orellana và cs., 2012). Một số sử dụng tiêu chuẩn hiện diện của 2, hoặc nhiều polymorphonucleocytes, mỗi quang trường năng lượng cao, để chẩn đoán viêm niệu đạo, (Rietmeijer và Mettenbrink, 2012).

4. Xét nghiệm nước tiểu.

Thử nghiệm NAAT nước tiểu, là xét nghiệm nhạy cảm nhất, (cho nam giới), đối với lậu hay Chlamydia. Độ nhạy được tối ưu hóa sau 20 phút, mặc dù trước đây đề nghị là 1 giờ.

Mẫu nước tiểu đầu dòng, dương tính với leukocyte esterase, hoặc có lớn hơn hoặc bằng 10 WBC/ quang trường, là có thể chẩn đoán viêm niệu đạo. Bạch cầu thường vắng mặt, trong các mẫu nước tiểu giữa dòng ở GCU, cũng như vắng mặt trong mẫu thử đầu dòng với NGU. Xét nghiệm leukocyte esterase, có thể cho kết quả chính xác, như một phết dịch niệu đạo, với các bạn tình không triệu chứng.

Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể nhận biết T. vaginalis, và nhiều tác nhân khác, mặc dù nuôi cấy, PCR là nhạy cảm hơn. PCR đối với M. genitalium, có thể thường quy ở một số nơi, tuy nhiên, vẫn chưa thực sự phổ biến.

Tầm soát HIV và giang mai.

Đối với viêm niệu đạo mạn tính, cần nuôi cấy dịch tiết, hoặc lấy nước tiểu đầu dòng tìm T. vaginalis.

Nhuộm Gram dịch niệu đạo là hữu ích, để chẩn đoán GCU, nhưng không còn cần thiết, vì không làm thay đổi điều trị.

5. Điều trị.

Tại cấp cứu, chỉ định điều trị kháng sinh đơn liều cho viêm niệu đạo, bao gồm cả nhóm GCU và NGU, khi có thử nghiệm NAAT, và nếu tuân thủ điều trị hay theo dõi bệnh là khó khăn. Cân nhắc điều trị bổ sung T. vaginalis.

Điều trị GCU:

Các tùy chọn kháng sinh bao gồm:

- Ceftriaxone 125mg IM liều duy nhất.

- Cefixime 400mg PO liều duy nhất.

Lựa chọn thay thế, bao gồm cephalosporin liều duy nhất:

- Ceftizoxim 500mg IM.

- Cefoxitin 2g IM với probenecid 1g PO.

- Cefotaxime 500mg IM.

Liều duy nhất spectinomycin 2g IM, hay azithromycin 2g PO, cũng là một sự thay thế, nhưng có thể gây đau dạ dày, và tỉ lệ kháng là 5% ở một số nơi.

Đề kháng quinolone tăng dần trên toàn thế giới, khoảng 21% và phổ biến ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Trung Đông, cũng như ở một số bang tại Hoa Kỳ. GCU kháng quinolone phổ biến hơn ở nam giới quan hệ đồng tính. Nguyên nhân kháng Thu*c gia tăng, là do các quinolone liều duy nhất, không được khuyến cáo bởi CDC, trong kê toa thường quy hoặc phác đồ thay thế.

Các dữ liệu từ Dự án Giám sát, và cô lập vi trùng lậu của CDC (GISP) cho thấy tỉ lệ GCU ở nam giới, kháng fluoroquinolone (QRNG) đạt 6,7%, tăng 11 lần từ 0,6% trong năm 2001. Điều này giới hạn Thu*c điều trị lậu trong nhóm eephalosporin.

Fluoroquinolone có thể thay thế nếu nhạy kháng sinh.

Điều trị NGU:

Azithromycin 1g uống liều duy nhất hoặc doxycycline 100mg, hai lần mỗi ngày, trong 7 ngày đã được khuyến cáo cho điều trị NGU của CDC và cả hai đều có giá trị lâm sàng tương ứng là 76% và 80%. Doxycycline có tác dụng tốt trên Chlamydia hơn là azithromycin, tuy nhiên, azithromycin lại tỏ ra hiệu quả hơn, trên M. genitaliumU. urealyticum.

Azithromycin 1g liều duy nhất, đã có cảnh báo kháng Thu*c trên M. genitalium, mặc dù đảm bảo tuân thủ và điều trị thành công ở các trường hợp NGU, mà âm tính với Chlamydia, Mycoplasmavà Ureaplasma. Vì vậy, để tránh kháng Thu*c trên nhóm macrolid, của M genitalium, một số đề nghị điều trị ban đầu với doxycycline, hoặc phác đồ azithromycin mở rộng, (khởi đầu 500mg, sau đó mỗi ngày uống 250mg x 4 ngày). Đối với thất bại doxycycline ban đầu, phác đồ azithromycin mở rộng, sau đó có thể được đưa ra, mà ít quan tâm đến kháng Thu*c. Thất bại azithromycin mở rộng, nên được điều trị với moxifloxacin 400mg mỗi ngày, trong 10 ngày.

Phác đồ thay thế ban đầu cho NGU bao gồm, 10 ngày của moxifloxacin 400 mg/ngày trên M. genitalium, mặc dù có lo ngại cho việc kháng quinolone mới. Các lựa chọn khác bao gồm: 7 ngày erythromycin 500mg x 4 lần/ngày, erythromycin ethylsuccinate 800mg x 4 lần/ngày, ofloxacin 300mg x 2 lần/ngày, levofloxacin 500mg 1 lần/ngày. Minocycline hay tetracycline là một lựa chọn hợp lý thay thế doxycycline. Ciprofloxacin là không có hiệu quả trên Chlamydia. Sự kết hợp của probenecid với penicillin, amoxicillin hoặc ampicillin, không còn được sử dụng vì tính kháng Thu*c cao.

Điều trị Trichomonas vaginalis:

Cân nhắc điều trị theo kinh nghiệm cho T. vaginalis, (mặc dù chỉ có mặt trong 2,5% viêm niệu đạo), hoặc dựa trên sự hiện diện của sinh vật này dưới kính hiển vi. Metronidazole hoặc tinidazole 2g uống liều duy nhất.

Metronidazole 2g hoặc tinidazole cũng được khuyến khích, dùng cho các bạn tình ngay cả khi không có triệu chứng.

Điều trị viêm niệu đạo mạn:

Triệu chứng tái phát có thể do tái nhiễm, không tuân thủ điều trị, viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi trùng, hay nhiễm T. vaginalis, M. genitalium hoặc U. urealyticum. Việc không tuân thủ với các loại Thu*c, không phải là yếu tố quan trọng như suy nghĩ trước đây, mà cần xem xét các tác nhân không điển hình.

Liều duy nhất metronidazole hoặc tinidazole 2g, nếu nghi ngờ nhiễm Trichomonas.

M. genitalium có thể là một nguyên nhân phổ biến của viêm niệu đạo dai dẳng. Tỉ lệ thất bại điều trị doxycycline cao. Do đó, azithromycin 1g liều duy nhất được khuyến cáo, nếu trước kia chưa dùng azithromycin, (hoặc không có quinolone). Moxifloxacin 400 mg/ngày, trong 10 ngày được khuyến cáo, nếu trước đó đã dùng azithromycin.

Điều trị kéo dài (14 đến 28 ngày) với erythromycin, được chứng minh là không có giá trị.

6. Phòng ngừa.

Hướng dẫn kiêng quan hệ trong 1 tuần, (hoặc cho đến khi hoàn tất điều trị và hết các triệu chứng), và T*nh d*c an toàn sau đó.

Đánh giá và điều trị bạn tình đồng thời, bao gồm tất cả các đối tác của bệnh nhân GCU, trong 60 ngày cuối cùng, hoặc đối tác gần nhất, nếu giao hợp lần cuối hơn 60 ngày, trước khi xuất hiện các triệu chứng.

7. BIẾN CHỨNG.
- viêm niệu đạo hiếm khi dẫn đến hẹp niệu đạo, hoặc ápxe quanh niệu đạo.
- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính, khi các triệu chứng khó chịu, trong nước tiểu tồn tại hơn 3 tháng, và viêm mào tinh hoàn có thể xuất hiện, nếu viêm niệu đạo không điều trị.
- viêm niệu đạo tái phát ít khi do không tuân thủ điều trị, mà cần xem xét các tác nhân nhiễm trùng không điển hình, trong đó có M. genitaliumvà Trichomonas.
- Ám ảnh viêm niệu đạo do vắt sữa kéo dài, vì sợ tái phát, có thể xuất hiện.
- viêm niệu đạo cũng có thể dẫn đến viêm mào tinh, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, và hiếm khi gây nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, hình thành ápxe và viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Viêm họng với N. gonorrhoeae, hoặc C. trachomatis có thể xảy ra. Sự phổ biến của các sinh vật này, trong cổ họng nam giới viêm niệu đạo, có thể cao đến 20% so với 6% nhóm tương ứng.
- Viêm khớp phản ứng sau nhiễm Chlamydia là không phổ biến.
- Vô sinh ở nam giới, sau viêm niệu đạo không được điều trị là rất hiếm.
- Nguy cơ lớn nhất là truyền bệnh trong quan hệ, đặc biệt là NGU mà không có triệu chứng.Thạc sĩ, bác sĩ: Dương Quang Huy, Bệnh viện Quốc tế Vũ Anh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/viem-nieu-dao-nam-n134820.html)

Tin cùng nội dung

  • Em 20 tuổi, mấy hôm trước thủ dâm và khi xuất tinh thì cảm thấy đau rát ở niệu đạo. Trước đó em có dùng xà phòng tắm.
  • Ngoài nhiệm vụ chính là đưa nước tiểu ra bên ngoài cơ thể ở cả hai giới, niệu đạo cũng có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh từ đường Sinh d*c của nam giới.
  • Ngoài nhiệm vụ chính là đưa nước tiểu ra bên ngoài cơ thể ở cả hai giới, niệu đạo cũng có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh từ đường Sinh d*c của nam giới.
  • Bệnh lý hẹp niệu đạo ảnh hưởng đến cảm giác và chất lượng cuộc yêu, khiến quý ông không còn mặn mà chuyện ấy, dễ dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, vô sinh.
  • BS Ngô Thanh Mai, BV Pháp-Việt khuyến cáo, thói quen nhịn tiểu kéo dài sẽ gây nên một số căn bệnh như nhiễm trùng tiểu, sỏi niệu.
  • Em rất lo lắng vì bị tiểu buốt kéo dài, uống Thu*c nhiều lần mà không khỏi, BS ơi!
  • Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách.
  • Bé trai T.T.L., năm tuổi, được người nhà đưa đến BV Nhi Đồng 2 TP.HCM khám vì tiểu khó và nước tiểu có lẫn máu.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY