Tụy hôm nay

Viêm tụy cấp nguy hiểm như thế nào, điều trị ra sao?

Mới đây, một nam thanh niên 19 tuổi bị viêm tụy cấp đã ra đi sau hơn 20 ngày điều trị. Bệnh này nguy hiểm như thế nào, khiến thanh niên đang khỏe mạnh Tu vong?

Viêm tụy cấp là gì, nguy hiểm như thế nào?


Viêm tụy cấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Tụy là một tạng nằm trong phúc mạc phía trên cột sống ngang mức L1- L2, giữa tá tràng và lách, sau dạ dày, phía trước các mạch máu lớn. Tụy gồm có ba phần: đầu tụy, đuôi tụy và thân tụy.

Tuyến tụy hay còn gọi là lá mía có chức năng tiết ra dịch tụy. Chất dịch này có các thành phần men tiêu hóa được tiết ra và hòa trộn vào thức ăn để phân rã thức ăn thành các thành chất dinh dưỡng cơ bản

Thức ăn sau khi được nhào nặn một cách cơ học, được trộn với acid Chlohydric của dịch vị dạ dày sẽ được chuyển xuống tá tràng. Tại đây, tuyến tụy tiết hỗn hợp dịch tụy vào thức ăn để tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Tuy nhiên, khi tuyến tụy tiết quá nhiều dịch hoặc bị chấn thương dập tuỵ tạng, chất dịch tụy kia bị xì dò ra xung quanh. Các men tiêu hóa này phát huy vai trò của nó là làm phân rã, tiêu hủy bất cứ chất hữu cơ nào mà nó gặp được. Mô tụy khi bị ngấm dịch tụy sẽ bị phân hủy khiến tuyến tụy bị viêm.

Nói tóm lại, viêm tụy cấp là một quá trình viêm cấp tính của tụy. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà khả năng điều trị, tỷ lệ biến chứng khác nhau. Nếu mức độ nhẹ (khoảng 80%) chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng. Mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp chiếm khoảng 20%, nhưng khi đã diến tiến tới hoại tử, xuất huyết, suy đa tạng, nhiễm trùng thì tỷ lệ Tu vong ghi nhận từ 40 - 50%, thậm chí lên tới 80 - 90%.

Nguyên nhân gây viêm tụy cấp


Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây viêm tụy cấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Ở Việt Nam, 2 nguyên nhân chính dẫn tới viêm tụy cấp là tình trạng sỏi mật và lạm dụng bia rượu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỷ lệ viêm tụy cấp do rượu đang tăng lên một cách rõ rệt chiếm tới 70% số ca nhập viện.

Ngoài ra, nước ta có tỷ lệ nhiễm giun cao, đặc biệt là giun đũa, giun kim… Khi giun chui vào ống mật - tụy cũng là nguyên nhân gây viêm tụy cấp. Đây không phải là tình trạng hiếm.

Viêm tụy cấp do sỏi mật thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới (bởi tỷ lệ phụ nữ bị sỏi mật chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới).

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố thuận lợi làm xuất hiện viêm tụy cấp như tăng mỡ máu, tổn thương tụy do phẫu thuật ổ bụng đụng chạm vào tụy hoặc nội soi hoặc do chấn thương tụy với mọi nguyên nhân (tác động ngoại lực, T*i n*n giao thông), hội chứng cường giáp, tăng nồng độ canxi trong máu, sốc kéo dài (làm giảm tưới máu đến tụy), viêm tụy do di truyền, do ghép thận hoặc sử dụng Thu*c (nội tiết tố estrogen, Thu*c lợi tiểu furosemide và Thu*c ức chế miễn dịch azathioprine).

Dấu hiệu nhận biết viêm tụy cấp


Đau bụng vùng trên rốn là dấu hiệu thường gặp của viêm tụy cấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Triệu chứng của viêm tụy cấp diễn ra cấp tính, phức tạp, có thể có các dấu hiệu ngoại khoa xen lẫn, đặc biệt trong viêm tụy cấp hoại tử. Chính vì vậy, đối với cánh mày râu hay rượu bia hoặc những đối tượng dễ bị viêm tụy cấp như trên cần đặc biệt lưu ý, nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện ngay lập tức:

- Đau bụng vùng trên rốn là dấu hiệu đặc trưng nhất, thường xuất hiện một cách đột ngột ở vùng thượng vị, có thể lan lên ngực, ra hai mạng sườn hai bên, xiên ra sau lưng. Đau bụng liên tục, dữ dội kéo dài nhiều giờ, có thể đau khởi phát sau khi ăn. Cũng có khi khởi phát tự nhiên.

Hiếm gặp hơn, đau xuất hiện ở vùng hạ vị. Nếu viêm tụy cấp do sỏi mật hoặc do giun, đau thường xuất hiện đột ngột và nhanh chóng đạt đến cường độ dữ dội chỉ trong vòng vài phút. Khi cử động mạnh, thở sâu đều làm tăng đau. Đau bụng có thể tồn tại liên tục trong vòng vài ngày.

- Sốt, nếu xuất hiện sớm trong 2 - 3 ngày đầu thường do phản ứng với mô hoại tử, hoặc do bệnh đường mật phối hợp. Nếu sốt muộn hơn phải lưu ý biến chứng nhiễm trùng như áp xe tuỵ, viêm phúc mạc.

- Nôn hoặc buồn nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch, nôn xong có thể đỡ đau hoặc không.

- Vàng da: Nếu vàng da nhẹ, kín đáo thường do phù nề ống dẫn chung. Nếu vàng da rõ thường do bệnh đường mật đi kèm do sỏi hoặc do giun.

- Bí trung đại tiện: Do tình trạng liệt ruột cơ năng, người bệnh không trung tiện, không đi ngoài, bụng trướng và đầy tức khó chịu.

- Khó thở do đau, do tràn dịch màng bụng, màng phổi

Trong trường hợp viêm tụy cấp thể nhẹ: người bệnh mệt mỏi nhưng tỉnh, mạch, huyết áp ổn định, không khó thở.

Trong trường hợp viêm tụy cấp thể nặng: bệnh nhân bị sốc, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhợt nhạt, tinh thần chậm chạp, mạch nhanh, huyết áp tụt, người bệnh hốt hoảng, kích động hoặc ngược lại nằm lờ đờ, mệt mỏi, có những mảng bầm tím ở chân tay, thân thể, thở nhanh nông.

Trường hợp nặng nhất là trong viêm cấp tính thể hoại tử có thể gặp các mảng bầm tím dưới da ở hai bên mạng sườn hay quanh rốn, đây là dấu hiệu rất đặc hiệu, biểu hiện sự chảy máu ở vùng tụy và quanh tụy.

Các biến chứng của viêm tụy cấp


Viêm tụy cấp là một cấp cứu cần được can thiệp gấp vì có thể tạo điều kiện cho các cytokine tràn ra ngoài tụy và đổ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng và lan sang các bộ phận khác. Chất độc cũng có thể đi vào máu gây hạ huyết áp, nhiễm trùng huyết, tổn thương các cơ quan bên ngoài ổ bụng. Một số biến chứng có thể xảy ra là:

- Nếu sốc xảy ra sớm trong những ngày đầu của bệnh, thường do biến chứng xuất huyết hoặc do nhiễm độc các chất kinin. Nếu do nhiễm trùng, sốc thường xảy ra muộn hơn ở tuần thứ 2 của bệnh.

- Xuất huyết tại tuyến tuỵ, trong xoang bụng, trong ống tiêu hoá hoặc ở các cơ quan xa do men tuỵ làm tổn thương các mạch máu. Biến chứng này thường xảy ra trong tuần đầu của bệnh, tiên lượng nặng.

- Nhiễm trùng tại tuyến tuỵ thường xảy ra vào cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai của bệnh dẫn đến thành lập ổ áp xe tuỵ. Ổ nhiễm có thể  khu trú vùng dưới cơ hoành hoặc lan toả thành viêm phúc mạc toàn thể do bội nhiễm dịch cổ trướng và mô hoại tử, tiên lượng nặng.

- Suy hô hấp cấp (ARDS): tiên lượng nặng.

- Nang giả tuỵ thường xuất hiện vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của bệnh do hiện tượng đóng kén để khu trú tổn thương. Nang giả tuỵ có thể được thu dọn hoặc tự dẫn lưu vào đường tuỵ rồi biến mất trong 4 - 6 tuần. Nang cũng có thể tồn tại lâu dài hơn và có thể dẫn đến các biến chứng bội nhiễm khuẩn, hoá áp xe.

- Viêm tuỵ mạn do viêm tụy cấp tái phát nhiều lần, đa số là viêm tụy cấp ở người nghiện rượu. Vì vậy, ở người nghiện rượu phải lưu ý có thể là đợt cấp tính của viên tuỵ mạn.

Kỹ thuật nào dùng để chẩn đoán viêm tụy cấp?


Chụp CT Scan có giá trị nhất trong chẩn đoán viêm tụy cấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Viêm tụy cấp phải được phân biệt với loét tá tràng gây thủng cấp tính, viêm túi mật cấp, tắc ruột cấp, rò phồng động mạch chủ, đau bụng do thận, thiếu hụt hoặc huyết khối mạch máu mạc treo tràng. Amylase huyết thanh có thể cũng tăng trong tắc ruột cao, trong quai bị không có tổn thương tụy (amylase của nước bọt), thai lạc chỗ, sau dùng các Thu*c ngủ, và sau phẫu thuật bụng.

Mặc dù không có một xét nghiệm máu nào đặc hiệu cho chẩn đoán viêm tụy cấp, tuy nhiên, kết hợp các xét nghiệm này sẽ nâng cao giá trị của từng xét nghiệm như xét nghiệm đánh giá sự gia tăng men amylase, siêu âm tụy, chụp CT, chụp cộng hưởng từ là rất cần thiết. Cụ thể:

- Xquang ổ bụng: có thể thấy sỏi, các quai ruột non đầy hơi thường gặp nhất ở phần tư trên bên trái, dấu hiệu cắt cụt đại tràng (đoạn đại tràng ngang chứa đầy khí kết thúc đột ngột ở vùng tụy bị viêm), hoặc đường xẹp phổi của thủy dưới có kèm theo hoặc không tràn dịch màng phổi.

- Siêu âm (không thực hiện được khi bụng chướng hơi): Tụy to toàn bộ hoặc từng phần (đầu, thân hoặc đuôi), đường viền xung quanh tụy không rõ ràng, mật độ không đều, giảm âm hoặc âm vang hỗn hợp. Có thể có dịch quanh tụy và các khoang trong ổ bụng.

- Cắt lớp vi tính (CT scan) có giá trị nhất trong chẩn đoán: giúp phát hiện tụy to khi chẩn đoán viêm tụy chưa chắc chắn, trong phát hiện giả nang và trong phân biệt viêm tụy với các nguyên nhân nặng nề khác trong ổ bụng. CT scan có tiêm Thu*c cản quang (Dynamic bolus CT) đặc biệt có giá trị sau ba ngày đầụ viêm tụy cấp nặng, để xác định vùng tụy hoại tử có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử.

- Sinh thiết bằng kim dưới sự hướng dẫn của siêu âm vùng hoại tử tụy có thể phát hiện được nhiễm trùng, thường do vi khuẩn ruột và luôn dẫn đến Tu vong trừ khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử.

Thế nào được gọi là viêm tụy cấp nặng?


Theo tiêu chuẩn Hiệp hội Tụy học thế giới 2007, chẩn đoán viêm tụy cấp nặng khi:

* Giai đoạn sớm (tuần đầu)

- Viêm tụy cấp nặng được định nghĩa khi người bệnh có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) và/hoặc phát triển thành suy tạng.

- Ngoài ra, nếu người bệnh viêm tụy cấp trên cơ địa: suy thận, bệnh lý tim mạch, suy giảm miễn dịch đều được coi là viêm tụy cấp nặng.

* Giai đoạn sau 1 tuần

Sau 1 tuần, viêm tụy cấp nặng được định nghĩa khi có suy ít nhất 1 tạng và kéo dài trên 48 giờ. Chẩn đoán suy tạng dựa vào thang điểm Marshall chung cho người bệnh viêm tụy ở tất cả các khoa lâm sàng, điều trị. Với người bệnh nằm ở HSTC cần sử dụng thang điểm SOFA để đánh giá vào theo dõi suy tạng.

(Suy tạng được định nghĩa khi điểm Marshall hoặc điểm SOFA cho tạng đó ≥ 2 điểm. Suy đa tạng được định nghĩa khi có ≥ 2 tạng suy kéo dài ≥ 48 giờ).

Viêm tụy cấp, điều trị thế nào?


Việc điều trị viêm tụy cấp như thế nào còn tùy thuộc vào sự đánh giá mức độ nặng của ca bệnh.

Nguyên tắc chung khi điều trị viêm tụy cấp là điều trị nội khoa bảo tồn, bằng cách cho bệnh nhân nghỉ ngơi để tụy cũng được nghỉ ngơi, giảm tiết. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch thay vì ăn uống. Bởi khi ăn uống vào sẽ kích thích tuyến tụy bài tiết, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.

Ngoài ra để giảm áp cho ổ bụng, giảm áp tụy khỏi căng, phù nề, bác sĩ sẽ cho đặt ống thông dạ dày vào trong dạ dày, để dẫn lưu dịch, hơi ứ đọng trong dịch trong dạ dày đi ra ngoài, giảm đau cho bệnh nhân.

Ngoài việc điều trị cấp cứu, bác sĩ còn cần điều trị theo nguyên nhân và điều trị biến chứng. Nếu viêm tuỵ cấp do giun, cần điều trị diệt giun và kháng sinh. Viêm tuỵ cấp do sỏi cần kết hợp điều trị loại trừ sỏi.

Người bệnh viêm tụy cấp nặng cần được vào viện điều trị tại các đơn vị Hồi sức tích cực. Theo dõi và đánh giá về tuần hoàn, hô hấp, chức năng gan, thận, suy đa tạng để hạn chế tối đa các biến chứng do viêm tụy cấp gây nên.

Trường hợp nặng khi hồi sức không cải thiện, bệnh nhân phải được can thiệp ngoại khoa, mổ lấy bỏ mô tụy bị hoại tử, cầm máu và dẫn lưu.

Khi bị viêm tụy cấp, việc cấp cứu sớm hay muộn chính là tiên lượng tốt hay xấu của người bệnh.

Phòng ngừa viêm tụy cấp như thế nào?


Để phòng bệnh viêm tụy cấp, không nên uống nhiều rượu, bia. Nên tẩy giun theo định kỳ (6 tháng/lần) theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh. Khi bị sỏi mật cần tích cực điều trị, bởi vì, sỏi mật ngoài biến chứng viêm tụy cấp còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác không thể xem thường.

Khi nghi ngờ viêm tụy cấp hoặc giun chui ống mật cần được đưa đến bệnh viện ngay để được khám và chẩn đoán xác định càng sớm càng tốt, tránh biến chứng. Người bệnh, người nhà không nên tự chẩn đoán, không tự mua Thu*c điều trị.

Hoàng Thúy (Tổng hợp)
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-tuy-cap-nguy-hiem-nhu-the-nao-dieu-tri-ra-sao-n384448.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY