Nhi Huyết học - Truyền máu hôm nay

Các chức năng trọng tâm của khoa Nhi huyết học - Truyền máu bao gồm tiếp nhận khám, theo dõi, phát hiện sớm và điều trị các bệnh về máu ở trẻ. Ngoài ra, khoa còn đảm nhận các công tác xét nghiệm thường qui phục vụ bệnh nhi nội trú và bệnh nhi ngoại trú có bảo hiểm, miễn phí. Các bệnh lý nhi khoa về huyết học phổ biến như: thiếu máu, tan máu bẩm sinh (Thalassemia), rối loạn đông máu di truyền, hồng cầu nhỏ hình cầu di truyền, tan máu tự miễn, các bệnh lý đông cầm máu, bệnh máu ác tính,…

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương: Bệnh nhân COVID-19 số 237 đã được cách ly ngay từ đầu

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, tất cả 45 người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 số 237 đều đã có kết quả âm tính; bệnh nhân được sàng lọc, cách ly ngay từ đầu.

Thông tin về tình hình bệnh nhân COVID-19 số 237 (nam, người Thuỵ Điển) đã từng điều trị tại Viện, TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: “Hiện tại 45 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân số 237 đã có kết quả âm tính lần 1 với vi rút SARS-CoV-2. Ngay từ khi tiếp nhận bệnh nhân này được chuyển tới Viện từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, chúng tôi đã lập tức khai thác về mặt dịch tễ, chuyển bệnh nhân đến cách ly ngay vào một phòng bệnh khép kín tại Khoa Ghép Tế bào gốc. Đồng thời yêu cầu bệnh nhân ở yên trong phòng đó, và thực hiện tất cả những việc liên quan đến cách ly ở tại phòng đó. Chúng tôi đã ngay lập tức báo cáo các cơ quan liên quan về trường hợp này vì đây là người nước ngoài nên vấn đề chủ động phòng dịch là rất quan trọng”.

Cũng theo TS. Bạch Quốc Khánh, bệnh nhân này là người bệnh khá lớn tuổi, lại đi du lịch một mình, không có người thân, gia đình bên cạnh, bản thân bệnh nhân cũng rất lo lắng về tình trạng bệnh của mình. Vì vậy Bệnh viện đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Viện để ổn định tinh thần cho bệnh nhân; đảm bảo điều trị bệnh về máu cho bệnh nhân cũng như vấn đề sàng lọc COVID-19.

Theo đó, ngay khi nhận được báo cáo về bệnh nhân người nước ngoài tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nhanh chóng lấy máu và xét nghiệm, chỉ trong vòng 24 giờ sau đã có kết quả, bệnh nhân này dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

“Ngay khi nhận được kết quả từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chúng tôi đã triển khai các biện pháp phòng dịch. Cụ thể, Viện đã khẩn trương trao đổi trực tuyến và qua điện thoại với Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, lãnh đạo Bộ Y tế, và Cục Khám chữa bệnh để được hướng dẫn thực hiện các biện pháp về cách ly, khoanh vùng các ca tiếp xúc trực tiếp. Đồng thời với các đối tượng F2 chúng tôi cũng yêu cầu họ ở lại bệnh viện và tự cách ly” TS. Bạch Quốc Khánh thông tin.

Bên cạnh đó, Viện cũng triển khai cách ly các khoa, phòng có liên quan đến bệnh nhân để vừa đảm bảo điều trị cho bệnh nhân và cũng đảm bảo an toàn cho công tác điều trị tại các khoa một cách tốt nhất có thể.

Về hiến máu, không phải chỉ khi có trường hợp này mà từ trước đó chúng tôi đã chuẩn bị, triển khai các biện pháp để an toàn cho người hiến máu từ khi bắt đầu có dịch.

Phân luồng đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, phân luồng riêng với người bệnh, người nhà và người đến hiến máu. Đối với hoạt động hiến máu tại Viện và tại các điểm hiến máu cố định đều có các biện pháp như: Trang bị dung dịch khử khuẩn, khẩu trang, bố trí khu vực riêng, không tập trung quá đông người cùng lúc…

Theo đó, bệnh nhân số 237 là nam, 64 tuổi, quốc tịch Thụy Điển. Bệnh nhân có tiền sử bệnh ung thư máu dạng tủy mãn tính, đã điều trị 3 - 4 năm nay. Khoảng 4 tháng nay, bệnh nhân không uống Thu*c do đi du lịch nước ngoài.

Ngày 1/4, bệnh nhân xuất hiện chảy máu mũi nhiều, mệt mỏi, không sốt, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khám; kết quả xét nghiệm thấy bạch cầu tăng cao nên được chuyển sang Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Khi tiếp nhận bệnh nhân này, tất cả nhân viên thăm khám, hỏi bệnh và điều trị cho bệnh nhân đều sử dụng trang thiết bị bảo hộ (khẩu trang, kính che mặt, quần áo bảo hộ…).

Về tình hình hoạt động hiến máu tình nguyện tại Viện, TS. Bạch Quốc Khánh cũng cho biết: Không phải chỉ khi có trường hợp xuất hiện bệnh nhân mắc COVID-19 mà ngay từ đầu mùa dịch, Viện đã chuẩn bị, triển khai đầy đủ các biện pháp để an toàn cho người đến hiến máu.

Cụ thể, Viện đã phân luồng đối với bệnh nhân người nhà bệnh nhân một luồng riêng và người đến hiến máu đi lối riêng. Đối với hoạt động hiến máu tại Viện và tại các điểm hiến máu cố định, đều có các biện pháp như: Trang bị dung dịch khử khuẩn, khẩu trang, mũ chống giọt bắn... đặc biệt có sự bố trí các khu vực riêng, không tập trung quá đông người cùng lúc…

Tạ Nguyên/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/vien-huyet-hoc-truyen-mau-trung-uong-benh-nhan-covid19-so-237-da-duoc-cach-ly-ngay-tu-dau-20200404183841431.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY