Nội khoa hôm nay

Vô sinh do tắc ống dẫn tinh

Nếu tinh hoàn vẫn sinh tinh bình thường nhưng không có tinh trùng và cả tế bào sinh tinh trong tinh dịch cũng như trong nước tiểu sau khi xuất tinh, người ta gọi là vô sinh do tắc ống dẫn tinh.

Khi khám bệnh bác sĩ có thể sẽ đo thể tích tinh hoàn (th). vì các ống sinh tinh và các tế bào mầm chiếm khoảng 90% thể tích th, nên nếu số lượng các tế bào này giảm thì thể tích th cũng sẽ giảm hay teo th. thể tích th ở người việt nam và châu á khoảng 12-25ml. ngoài ra, bác sĩ còn khám xem mào tinh có căng to không, bệnh nhân có ống dẫn tinh (ôdt) hay không... chỉ cần đôi bàn tay kinh nghiệm là đủ biết chính xác 99% trường hợp bệnh nhân có bị tắc ôdt hay không. vô sinh do tắc có thể do bẩm sinh (không có ôdt) hay do mắc phải (do viêm nhiễm hay chấn thương gây ra). khái niệm này cũng có thể dành cho một số người sau khi thắt ôdt để triệt sản muốn có con trở lại.

Các xét nghiệm cần thiết

xét nghiệm nội tiết Sinh d*c: đó là định lượng các nội tiết fsh, lh, testosteron để giúp phân biệt vô sinh do tắc hay vô sinh do th không sinh tinh. nếu nồng độ fsh tăng cao chứng tỏ th giảm sinh tinh hoặc không sinh tinh. tuy nhiên, có một số trường hợp nồng độ fsh vẫn bình thường nhưng th không sinh tinh.

Sinh thiết tinh hoàn: Giúp phân biệt giữa vô sinh do tắc và vô sinh do TH không sản xuất tinh trùng.

Siêu âm bìu: Không giúp được nhiều nhưng có thể giúp phát hiện giãn tĩnh mạch tinh, các u TH, các nang mào tinh và tràn dịch tinh mạc.

Siêu âm qua trực tràng: Giúp thấy hình ảnh của tuyến tiền liệt, túi tinh, nang ống phóng tinh (nếu có). Từ đó, giúp chẩn đoán nguyên nhân tắc do ống phóng tinh hay do bất sản bẩm sinh ÔDT.


Phẫu thuật thám sát bìu và chụp ống dẫn tinh: Giúp xác định nguyên nhân gây tắc. Dựa vào đó, nếu khả khi, bác sĩ sẽ tiến hành luôn phẫu thuật phục hồi sự thông thường đường dẫn tinh. Trên thực tế, vai trò của chụp ÔDT là chứng minh ÔDT đoạn xa thông thương tốt trước khi tiến hành phẫu thuật nối ÔDT. Chụp ÔDT không cẩn thận có thể gây sẹo tại nơi chọc kim làm bế tắc ÔDT tại đây.

các xét nghiệm di truyền: thường chỉ cần thực hiện xét nghiệm trên đột biến gen cfts là nguyên nhân thường gặp của vô sinh do tắc bẩm sinh gây ra bất sản ôdt hai bên.

Làm sao để điều trị?

Tắc ở tại TH (tắc tại các ống xuất nối TH với mào tinh): Do không thể phẫu thuật nối thông đường dẫn tinh tại vị trí này, nên bệnh nhân chỉ có thể có con bằng thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) với tinh trùng được lấy ra từ TH bằng phẫu thuật mở TESE hay bằng kim hút TESA.

tắc tại mào tinh: chích tinh trùng từ mào tinh có thể bằng vi phẫu thuật mesa hay hút tinh trùng từ mào tinh qua da pesa. đây là biện pháp giúp những bệnh nhân vô sinh do tắc bất sản ôdt hai bên, vô sinh do tắc mắc phải đường dẫn tinh mà không thể phẫu thuật nối được. thông thường, một lần thực hiện mesa, pesa đủ cung cấp tinh trùng cho nhiều lần ttton nhờ trữ lạnh. tỷ lệ thụ thai trong thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng 30%. tuy nhiên, vi phẫu thuật nối ôdt với ống mào tinh cho kết quả thành công cao hơn có thai tự nhiên và hiệu quả kinh tế hơn là ttton. phẫu thuật nối kiểu lồng hai mũi có tỷ lệ thông thường là khoảng 80%. tỷ lệ có thai tự nhiên là khoảng 60%.

Tắc tại ÔDT nằm trong bìu: Đây là các trường hợp bệnh nhân muốn có con lại sau khi triệt sản bằng thắt ÔDT. Bác sĩ sẽ nối lại ÔDT bằng vi phẫu thuật. Tỉ lệ thành công có thể tới trên 90% nếu thời gian thắt không quá 3 năm.

Tắc ÔDT trong bụng: Không thể phẫu thuật nối được nhưng bệnh nhân vẫn có thể có con bằng TTTON với tinh trùng từ TH hay mào tinh.

Tắc ống phóng tinh: Có thể điều trị bằng cắt đốt nội soi ống phóng tinh. Phẫu thuật này giúp khoảng 60% BN có tinh trùng trở lại trong tinh dịch. Tỉ lệ thụ thai tự nhiên 20-30%. Các biến chứng của phẫu thuật này là xuất tinh ngược dòng do tổn thương bàng quang, ngược dòng nước tiểu trong các ống tinh, túi tinh, OODT, tổ thương trực tràng, tiểu không kiểm oát do tổn thương cơ vòng vân niệu đạo, tổn thương niệu đạo, rối loạn cương dương. Các biện pháp thay thế cho cắt ống đốt nội soi ống phóng tinh là trích tinh trùng từ TH, mào tinh để TTTON.

TS.BS. Nguyễn Thành Như

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/vo-sinh-do-tac-ong-dan-tinh-n146976.html)

Tin cùng nội dung

  • Khoảng 15% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản gặp những vấn đề trục trặc về chuyện sinh con. Nam giới chiếm khoảng 50% nguyên nhân trong tổng số này.
  • Theo các chuyên gia, hiện các ca vô sinh ở nam giới ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, lối sống và nhiều thói quen tiêu cực được xem là nguyên nhân chính.
  • Con cái là lộc trời cho nhưng nhiều cặp đôi chờ đợi mãi vẫn không có được cái của trời quý giá đó.
  • Hơn 10 năm tìm thầy chữa trị, ông Lưu Ngọc Thuận và bà Lưu Thị Phi (trú tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn không một lần được hưởng niềm vui được làm cha mẹ.
  • Vô sinh nam chiếm 50% trong các cặp vợ chồng trục trặc đường sinh nở. Có những yếu tố nội, ngoại khoa liên quan đến tình trạng vô sinh ở nam giới.
  • Nín nhịn tiểu khi bận việc, đang xem một trận bóng gay cấn hay đang họp… sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe.
  • Năm nay tôi 31 tuổi, tôi đã đi triệt sản cách đây 6 năm bằng phương pháp thắt ống dẫn tinh. Nay tôi muốn nối lại ống dẫn tinh bằng phương pháp phẫu thuật vi phẫu. Tôi muốn hỏi Mangyte là chi phí trọn gói cho lần phẫu thuật là bao nhiêu được không? (Tr.V. Hùng - Nam Định)
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Thắt ống dẫn tinh là một phẫu thuật làm cho nam giới vĩnh viễn không thể làm cho một phụ nữ có thai được. Hai ống dẫn tinh sẽ bị thắt lại, khiến cho tinh trùng không thể đi vào tinh dịch được.
  • Thắt ống dẫn trứng hay thắt vòi tử cung là một phương pháp phẫu thuật giúp Tr*nh th*i bằng cách thắt vòi tử cung (vòi tử cung giúp dẫn trứng vào buồng tử cung hàng tháng). Khi vòi tử cung bị thắt, tinh trùng không thể đến gặp trứng dẩn đến không thể có thai được.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY