Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

WHO: Người mẹ mắc Covid-19 cần tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ

MangYTe – Những bà mẹ đang nuôi con nếu mắc Covid-19 cần tiếp tục cho con bú đều đặn và không cần cách ly với trẻ. Đây là khuyến cáo được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra tại cuộc họp báo ngày 12-6, đồng thời nhấn mạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích nhiều hơn là nguy cơ từ Covid-19.

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích nhiều hơn nguy cơ từ Covid-19 (Ảnh: WHO)

Tổng giám đốc who tedros adhanom ghebreyesus cho hay, who đã điều tra cẩn thận các nguy cơ của việc lây nhiễm virus sars-cov-2 gây đại dịch covid-19 từ mẹ sang con trong thời gian cho con bú sữa mẹ.

“chúng ta đều biết rằng trẻ nhỏ có nguy cơ mắc covid-19 tương đối thấp, nhưng lại có nguy cơ cao mắc các bệnh dịch khác và việc cho trẻ bú sữa mẹ sẽ ngăn ngừa các loại bệnh dịch”, tổng giám đốc who nói.

Người đứng đầu who nhấn mạnh, “dựa trên bằng chứng sẵn có, khuyến nghị của who là những lợi ích mà việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lớn hơn rất nhiều bất cứ nguy cơ tiềm ẩn nào của sự lây nhiễm covid-19”.

“những bà mẹ nghi mắc và được xác định mắc covid-19 cần được khuyến khích để bắt đầu và tiếp tục cho con bú và không được tách khỏi trẻ, trừ khi người mẹ quá mệt”, người đứng đầu who khuyến cáo.

Ông tedros cho biết, who đã có các hướng dẫn chi tiết về việc cho con bú an toàn trong trường hợp người mẹ mắc covid-19.

Tại buổi họp báo, cố vấn cấp cao của cơ quan sức khỏe sinh sản và nghiên cứu của who anshu banerjee giải thích rõ, các nghiên cứu phát hiện trong sữa mẹ chỉ có “các mảnh xác” của virus sars-cov-2 gây covid-19, không phải virus sống.

“Cho đến nay chúng tôi không thể phát hiện được các virus sống trong sữa mẹ. Do đó, không có nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con” (trong quá trình cho con bú), ông Banerjee khẳng định.

Các hướng dẫn của WHO về việc cho con bú khi người mẹ nghi hoặc mắc Covid-19 bao gồm:

- Thực hiện vệ sinh đường hô hấp, ngay cả trong quá trình cho trẻ ăn. Nếu bạn có các triệu chứng như khó thở, hãy đeo khẩu trang y tế khi gần trẻ.

- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc nước diệt khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.

- Thường xuyên làm sạch và khử trùng bất kỳ bề mặt nào bạn chạm vào.

- nếu bạn bị bệnh nặng với covid-19 hoặc bị các biến chứng khác khiến bạn không thể chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc tiếp tục cho con bú trực tiếp, hãy vắt sữa để cung cấp sữa mẹ an toàn cho trẻ.

- nếu bạn không đủ sức để cho con bú hoặc vắt sữa mẹ, bạn nên tìm hiểu khả năng cho con bú lại (bắt đầu cho con bú sau một khoảng thời gian), cho con bú ướt (cho con bú sữa của một phụ nữ khác hoặc nhờ họ chăm sóc con bạn), hoặc sử dụng sữa mẹ hiến tặng. việc sử dụng cách thức nào trong những cách trên phụ thuộc vào hoàn cảnh văn hóa, khả năng chấp nhận đối với bạn và sự sẵn có của các cách.

N.T

Theo WHO, Reuters

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/goc-tu-van/item/44847002-who-nguoi-me-mac-covid-19-can-tiep-tuc-nuoi-con-bang-sua-me.html)

Tin cùng nội dung

  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY