Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

WHO: Trên 140.000 người thiệt mạng vì bệnh sởi do không được tiêm vaccine

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 5/12 công bố các số liệu cho biết khoảng 142.300 người trên thế giới đã Tu vong trong năm 2018 vì mắc bệnh sởi, hậu quả của việc các chiến dịch tiêm phòng vaccine sởi trên toàn cầu bị chững lại trong gần một thập kỷ.

Theo các số liệu trên, tổng cộng số ca mắc sởi trên toàn cầu trong năm 2018 là 9,7 triệu ca, tăng đáng kể so với 7,5 triệu ca mắc năm 2017. Số ca Tu vong vì căn bệnh này trong năm 2018 cũng 15% so với con số 124.000 ca trong năm 2017.

Các nước nghèo hơn bị tác động mạnh hơn, với việc hầu hết các ca nhiễm sởi và Tu vong xảy ra tại khu vực châu Phi cận Sahara. Tuy nhiên, các nước giàu hơn cũng đang vất vả chống chọi với các đợt dịch bùng phát. 4 quốc gia châu Âu đã để mất quy chế "miễn dịch" với căn bệnh ch*t người này từ năm 2018 là Albania, CH Séc, Hy Lạp và Vương quốc Anh.

5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất là CHDC Congo, Liberia, Madagascar, Somalia và Ukraine, chiếm một nửa tổng số ca sởi trên thế giới. Nhưng Mỹ cũng đang phải đối phó với số ca mắc sởi cao nhất trong 25 năm qua, và đứng trước nguy cơ mất quy chế "miễn dịch" với căn bệnh này nếu dịch bệnh bùng phát liên tục trong hơn 1 năm.

Thực trạng trên xảy ra sau khi xuất hiện các thuyết âm mưu trên mạng Internet nhằm phản đối tiêm vaccine, dẫn đến hiểu lầm liên quan đến vaccine 3 trong một MMR (phòng sởi, quai bị, rubella) cho trẻ em.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreysus cho biết: "Việc trẻ em Tu vong vì một căn bệnh hoàn toàn có thể tiêm phòng như sởi thực sự đáng lên án và là một lỗi của cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất thế giới". Theo bà, để ngăn chặn các ca Tu vong, cần đảm bảo rằng mọi người đều có thể được hưởng lợi từ vaccine, nói cách khác đầu tư cho miễn dịch và nâng cao chất lượng của cơ sở y tế là một quyền lợi của mọi người.

Theo các số liệu chính thức, hầu hết các ca Tu vong là trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh lớn nhất và có nguy cơ cao mắc các biến chứng bội nhiễm, trong đó có viêm phổi và phù não, dẫn tới các thương tật suốt đời như mất thị lực hoặc thính lực. WHO và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết khoảng 86% trẻ em toàn cầu được tiêm phòng liều vaccine sởi đầu tiên trong năm 2018, song không đến 70% được tiêm liều thứ hai. Các con số này thấp hơn nhiều so với khuyến cáo tỷ lệ tiêm phòng cần đạt 95% với đủ 2 liều vaccine mới đủ để bảo vệ cộng đồng khỏi bệnh sởi.

Bích Liên (TTXVN)
Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/who-tren-140000-nguoi-thiet-mang-vi-benh-soi-do-khong-duoc-tiem-vaccine-20191206145448137.htm)

Chủ đề liên quan:

bệnh sởi tiêm vaccine vaccine

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY