Tâm lý hôm nay

Xin tư vấn cách giúp trẻ không bị ám ảnh, sợ hãi?

Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
Thưa BS, Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn. Khi thấy ai bật bếp ga là bé khóc la hoặc bỏ đi ra khỏi nhà. Bé đã từng bị ám ảnh nước tràn vào nhà khi trời mưa nên mỗi khi mưa sấm chớp là bé đóng cửa kín không cho mở. Mong Mangyte tư vấn cách giúp bé không còn bị ám ảnh, sợ hãi? Xin cảm ơn và mong hồi âm. (Minh Quân - Tiền Giang)

Chào Minh Quân, Bé nhà em mới 4 tuổi, đầu óc bé còn non nớt nên với 2 lần trải nghiệm mạnh mẽ về lửa bốc khói do nấu ăn và nước mưa tràn vào nhà gây cho bé sự sợ hãi, hốt hoảng thật sự. Do vậy, các phản ứng sau đó của bé mà em kể trong thư vẫn được xem là trong giới hạn có thể chấp nhận được (dù có thể hơi quá mức so với các trẻ khác). Đối với tình trạng này của bé, trước hết người nhà cần bình tĩnh nâng đỡ tâm lý cho bé. Để làm được việc này, người lớn nên giải thích nhẹ nhàng, kiên nhẫn cho bé rằng tình huống mà bé từng chứng kiến là hiếm khi xảy ra, sẽ tránh được nếu cẩn thận, đồng thời cho bé biết rằng việc nấu ăn là cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Trong giai đoạn này, tạm thời nên tránh để bé chứng kiến việc nấu nướng. Thời gian “cách ly” này ngắn hay dài tùy thuộc hoàn toàn vào mức độ sợ hãi của trẻ. Kế đến, tập cho trẻ dần thích nghi trở lại với việc chứng kiến quá trình nấu ăn từ mức độ 1 phần đến hoàn toàn. Việc tái thích nghi này phải tiến hành 1 cách kiên nhẫn, hoàn toàn phụ thuộc vào phản ứng của trẻ; nếu mức độ lo âu, sợ hãi ít, có thể trấn an được thì tiếp tục; nếu trẻ quá hốt hoảng, phải ngưng ngay và thực hiện lại vào lúc khác. Tuy nhiên, một số trường hợp hoặc mức độ lo âu của trẻ nghiêm trọng, ảnh hưởng tới các sinh hoạt thường ngày của trẻ, đặc biệt các hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi; có kèm theo hoặc không có sự lo lắng bất an của người thân thì nên tìm sự giúp đỡ bởi nhà chuyên môn - bác sĩ tâm thần, chuyên viên tâm lý có kinh nghiệm làm việc với trẻ em, nhằm giúp trẻ xua tan ám ảnh sợ một cách nhanh chóng và đúng hướng. Một số trường hợp, việc điều trị bằng Thu*c trong giai đoạn ngắn là cần thiết để nâng đỡ tình trạng của cháu. Ngoài ra, các biểu hiện này xuất hiện mức độ nặng, sớm cho thấy bản thân cháu khá lo âu, dễ sợ hãi. Do đó, sau khi giải quyết được ám ảnh trước mắt, gia đình cũng cần được tư vấn để hiểu rõ các sợ hãi lo lắng của trẻ, và có cách ổn định cũng như giải quyết bản tính lo âu này, hướng tới việc hình thành một trẻ em khỏe mạnh, vô tư. Chúc cháu mau vượt qua được khó khăn. Thân chào em, BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp - Mangyte.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xin-tu-van-cach-giup-tre-khong-bi-am-anh-so-hai-2204.html)
Từ khóa: ám ảnhsợ hãi

Chủ đề liên quan:

ám ảnh sợ hãi tư vấn

Tin cùng nội dung

  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Bố cởi sạch quần áo của con rồi trói vào cột điện vì tội mê chơi. Chú phạt cháu đeo bảng “Tôi là thằng ăn cắp” đứng trước cửa nhà...
  • Tôi đi khám phát hiện có 1 viên sỏi 4mm ở thận phải. Xét nghiệm nước tiểu thì kết quả ghi “cặn dicanxiphotphat”...
  • Mangyte ơi, hiện nay ở TPHCM có chương trình nào tư vấn về Tiêu hóa cho trẻ em đang diễn ra không? Nếu có Mangyte giới thiệu giúp em nhé. Chân thành cảm ơn! (Lê Thị Hương - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào mangyte.vn, Tôi mới phát hiện bị cao huyết áp trong lần công ty khám sức khỏe cho nhân viên. Tôi muốn được tư vấn kỹ hơn về bệnh này vì tôi còn bị hen nữa. Tôi ở quận 8, đi làm ở quận 1, vậy tôi có thể đến đâu? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Lê Trúc Linh – TPHCM)
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY