Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Xôn xao “thần dược” mới Y học cổ truyền

Thời gian qua, chúng tôi nhận được thư và mẫu cây tươi của nhiều bạn đọc gần xa gửi về, hỏi về một loại cây Thu*c, nói rằng loài cây này có thể trị được nhiều chứng bệnh nan y, nhưng vì chưa biết nó là cây gì nên ai cũng “vừa dùng vừa run”.

Một bệnh nhân ở tây ninh kể rằng: một lần anh ta đi ăn cỗ, vì uống quá chén nên bị ngộ độc rượu, đầu óc quay cuồng nôn nao, bụng đau sôi lục đục, ngầy ngật suốt mấy ngày liền không khỏe, bỏ hết công ăn việc làm. may thay, một người hàng xóm thấy vậy liền về nhà, ngắt qua chừng 5 cái lá cây lạ hoắc, bảo rửa sạch cho vào nồi nấu sôi chừng 5 phút rồi uống, đảm bảo khỏe. dù cũng sợ vì chẳng biết lá gì, thôi thì phước chủ may thầy, vợ anh ta làm đúng lời người hàng xóm. nước nấu xong, anh ta liền uống, ngậm vào thấy đắng ngắt, nhưng nhắp miệng thì thấy ngon ngót nơi cổ họng. nằm nghỉ độ nửa giờ, thì cái bụng thấy im im không còn ấm ách nữa, rồi khoảng vài tiếng sau thì cảm giác mệt mỏi giảm thấy rõ. anh ta xin thêm về uống liền mấy ngày nữa thì khỏe hẳn, đến nay hằng ngày anh ta vẫn dùng nó thay trà.

Hay như trường hợp ở Đồng Nai, chị này bị chứng cao huyết áp, Thu*c tây Thu*c ta cũng uống đủ cả, nhưng ngày nào cũng phải dùng nên thấy mệt mỏi vô cùng. Một hôm, đi thăm bạn bè, chị được mách cho là uống lá cây này có thể khỏi bệnh. Dù bán tín bán nghi, nhưng có bệnh thì vái tứ phương, chị cũng xin về uống thử. Mấy hôm đầu, chị vẫn dùng Thu*c ổn định huyết áp kèm theo uống nước lá này. Nhưng sau khoảng một tuần thấy khỏe hơn, chị đánh liều không dùng Thu*c tây nữa, mà chỉ dùng nước lá này xem sao. Kết quả chị thấy vẫn ổn, nên mừng rỡ vô cùng. Đến nay, cả nhà chị từ lớn đến bé đều uống nước lá này.

Một bệnh nhân khác ở Tây Nguyên, bị đái tháo đường đã lâu. Trong một lần tình cờ, anh ta cũng được người khác “truyền cho bí kíp trị đái tháo đường”. Như bao người khác, anh cũng bán tín bán nghi, nhưng cũng tặc lưỡi thầm nghĩ người ta uống không sao, chắc không có độc, thử cũng không mất gì, đường nào mình cũng bệnh. Thế là anh ta đi xin lá về uống, hết tuần thứ nhất, anh đi thử đường huyết, kết quả thấy đường huyết giảm, người lại thấy khỏe ra, ăn ngon miệng. Hiện tại, anh vẫn dùng hằng ngày thay nước để duy trì sức khỏe của mình.

Cả ba trường hợp trên, qua các kênh thông tin, đã gửi mẫu lá tươi đến hỏi chúng tôi xem giúp là cây gì, dùng lâu dài có an toàn hay không, có độc không, có sách nghiên cứu chưa.

Sau khi tra cứu nhiều tài liệu trong và ngoài nước, tham khảo thêm ý kiến của một số chuyên gia về thực vật học, thì bước đầu chúng tôi xác định được cây này gọi bằng tên phổ biến là cây lá đắng, tên Latin là Vernonia amygdalina Del., thuộc họ Cúc - Asteraceae. Ngoài ra, nó còn có nhiều tên khác như khổ diệp thụ, cúc ban cưu biển đào, cúc ban cưu.

Cây lá đắng thuộc loài cây bụi nhỏ mọc thẳng đứng, sống nhiều năm, có thể cao đến 2 - 3m, đường kính thân 2 - 4cm, phần gốc phân nhánh, trên nhánh thông thường không chia thêm cành con, cành khi còn non có bì khổng rõ rệt, phủ một lớp lông mềm mịn ngắn màu trắng, về sau lớp lông này dần rụng hết. Lá có cuống, cuống lá dài khoảng 1 - 3,5cm, phiến lá hình trái xoan ngược hoặc hình trứng ngược rộng bản, mép lá dạng răng cưa thưa, có khi gần như liền mạch, lá dài 4,5 - 12cm, rộng 3 - 8cm, phần gốc lá thuôn dần lại như hình nêm, đầu lá nhọn tù, tù hoặc nhọn sắc, mặt trên của lá có lông ngắn mịn như phấn. Khi lá già thì bề mặt lá nhẵn bóng, mặt bụng lá không có lông hoặc có lông thưa dọc trên gân bụng lá. Cụm hoa hình rổ, đường kính 3 - 5mm, tụ thành cụm nơi đầu cành, hoa màu trắng cho đến trắng phấn nhạt, đôi khi có cả màu tím hoặc phớt tím, hồng phớt hoặc hồng phấn, cuống hoa mảnh, dài khoảng 3 - 5mm, có lông mềm ngắn màu trắng.

Ở Việt Nam, cây đã được trồng trong nhân dân, chủ yếu bằng cách giâm cành. Cây này vốn có nguồn gốc từ châu Phi di thực đến nước ta qua các nước châu Á, có lẽ vì thế mà nó còn có tên là Nam Phi diệp. Theo các tài liệu thì lá và thân của cây này đều dùng được, nhưng trên thực tế người dân ta dùng lá là chủ yếu.

Về thành phần các chất có trong lá cây lá đắng, theo nhiều tài liệu, chúng tôi được biết trong lá của loài cây này có chứa các chất như sesquiterpene lactones, vernolide, vernodalol, Vernolide A, trong đó hàm lượng chất chống oxy hóa (Antioxidant) rất cao.

Tài liệu của người Trung Quốc thì cho rằng lá cây này có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống, trừ phong làm cho hết ngứa. Thường được dùng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: viêm phổi, cổ họng sưng đau, cổ họng khô ngứa, viêm gan, viêm dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, bệnh trĩ sưng đau, đau thần kinh do phong thấp, đau sưng do trật đả, lưng xương đau buốt, đau mắt đỏ, cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao.

Người dân nhiều nước ở Đông Nam Á còn sử dụng thường xuyên lá cây này để trị liệu nhiều loại ung thư như: ung thư vú, ung thư hầu họng, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư kết tràng. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ có giá trị tham khảo, vì chưa có bằng chứng khoa học xác thực.

Cách dùng chung là sắc uống dưới dạng trà, dùng khô hoặc tươi, hoặc làm Thu*c tán hoặc ép lấy nước dịch trộn với mật uống hoặc giã nát vắt lấy nước ngậm súc miệng nuốt từ từ. Liều dùng mỗi ngày chỉ khoảng 3 - 5 lá tươi hoặc khô, vì liều cao hơn sẽ rất đắng khó uống được, trừ khi tán bột làm viên.

Lá cây này được dùng theo con đường truyền miệng, vậy nên vẫn cần thận trọng khi dùng. hy vọng các nhà khoa học vào cuộc, nghiên cứu và kiểm nghiệm tác dụng thực sự của cây Thu*c này.

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xon-xao-than-duoc-moi-y-hoc-co-truyen-15217.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY