Sơ cấp cứu hôm nay

Xử trí cấp cứu bệnh nhân ngộ độc thức ăn

Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
Nguyên nhân và triệu chứng ngộ độc thức ăn ngộ độc thức ăn là các trường hợp nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra. Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến hoặc bản thân thức ăn chứa độc chất như một số thịt, cá, con cóc, quả dứa, củ sắn...

Có 3 loại nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn:

Một là ngộ độc histamin, do thức ăn có chứa độc chất như cá ngừ, cá nóc, cóc hoặc do thức ăn gây dị ứng như dứa, lạc...

Hai là nhiễm độc nhiễm khuẩn thức ăn: do thức ăn nhiễm các loại vi khuẩn như Clotridium Botilium, Samonella, Shigella, tụ cầu, phẩy khuẩn tả; ba là ngộ độc do thức ăn nhiễm nấm.

Tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc mà có các triệu chứng khác nhau. Thông thường, các triệu chứng ngộ độc thức ăn là: buồn nôn và nôn mửa; ỉa chảy, ỉa nhiều lần và phân lỏng; nổi mẩn ngứa, mề đay khắp người; nếu ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể bị truỵ tim mạch, khó thở dạng hen phế quản. Xét nghiệm mẫu thức ăn lưu nghiệm, cấy phân có thể xác định được tác nhân gây bệnh.

Xử lý cấp cứu người ngộ độc thức ăn

cấp cứu bệnh nhân:

Việc trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào dạ dày bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, tẩy ruột, ngăn cản sự hấp thu chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Gây nôn:

Để tống thức ăn ra ngoài, áp dụng trong những trường hợp thức ăn chứa chất độc chưa kịp xuống ruột và còn lưu ở dạ dày.

Cách gây nôn thông thường là ngoáy họng. Rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 - 6 giờ sau khi ăn phải chất độc. Rửa cho đến sạch mới thôi. Thường rửa bằng nước ấm, hoặc khi biết rõ chất độc có thể rửa bằng nước pha thêm Thu*c phá hủy chất độc thành chất không độc, thí dụ: ngộ độc sắn dùng dung dịch xanh metylen.

Cho uống Thu*c tẩy:

Khi thời gian ngộ độc tương đối lâu, chất độc có thể còn lưu lại trong ruột, cho uống 15 - 20g magiê sunfat (uống 1 lần để tẩy).

Ngăn cản sự hấp thu, phá hủy chất độc, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Có thể dùng những chất sau đây: trung hòa chất axit có thể dùng những chất kiềm yếu như nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút lại uống 15ml. Tuyệt đối không được dùng Thu*c muối (bicacbonat) để tránh hình thành CO2 đề phòng thủng dạ dày do tiền sử bệnh nhân có bị loét.

Ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch axit nhẹ như giấm, nước quả chua như nước chanh, khế, sấu...

Hấp phụ chất độc:

Dùng than hoạt (5 - 10g), Thu*c carbophos...

Bảo vệ niêm mạc dạ dày:

Dùng các chất bột như bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo... Những chất này không những bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nhẹ kích thích mà còn có tác dụng bao chất độc, ngăn cản sự hấp thu chất độc vào cơ thể.

Nếu ngộ độc kim loại như chì, thủy ngân... có thể dùng lòng trắng trứng hoặc sữa, hoặc natrisunfat. Ngộ độc kiềm, có thể dùng nước chè đặc hoặc 15 giọt cồn iốt hòa vào một cốc nước cho bệnh nhân uống.

Chất giải độc:

Có thể dùng Thu*c để kết hợp với chất độc thành chất không độc. Thường dùng là hỗn hợp gồm: than bột 4 phần, magie oxyt 2 phần, axittanic 2 phần, nước 200 phần để chống ngộ độc do glucozit, kim loại nặng, axit...

Điều trị nguyên nhân:

Diệt vi khuẩn bằng Thu*c kháng. Nếu bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng thì dùng Thu*c kháng sinh mạnh. Điều trị hỗ trợ: truyền dịch, hồi phục thể tích tuần hoàn càng nhanh càng tốt.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Để tránh ngộ độc thì thực phẩm dùng để làm thức ăn phải tươi, không dập nát.

Thực hiện ăn chín, uống sôi.

Thức ăn nấu chín nên ăn ngay.

Thức ăn không ăn hết cần đun lại rồi mới cất giữ trong tủ lạnh. Khi ăn lại vẫn phải đem đun sôi rồi mới ăn.

Loại bỏ những phần nghi là gây độc như bỏ vỏ sắn và ngâm nước trước khi luộc, không ăn khoai tây đã mọc mầm.

Bỏ da, đầu, ruột, mật cá trước khi nấu...

Diệt ruồi, gián, chuột...

Không hái nấm ở dọc đường hay trong rừng để ăn.

Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn hay khi nấu ăn.

Mangyte.vn
Theo ThS. Bùi Quỳnh Nga - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xu-tri-cap-cuu-benh-nhan-ngo-doc-thuc-an-2537.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY