Bạn nên biết hôm nay

Xử trí khẩn cấp khi bị ngộ độc Thuốc trừ sâu

Một đôi bạn trẻ đang yêu, dại dột cùng rủ nhau uống Thuốc trừ sâu Tu tu, kết quả một người ch*t và người còn lại chịu ảnh hưởng nặng nề.

Mới đây, một đôi bạn trẻ đang yêu, dại dột cùng rủ nhau uống Thuốc trừ sâu Tu tu. Khi phát hiện, việc xử lý không kịp thời dẫn đến kết quả một người ch*t, và người còn lại, cũng chịu ảnh hưởng nặng nề cả thể xác lẫn tinh thần.

Triệu chứng nhiễm độc hóa chất Thuốc trừ sâu, thường được biểu hiện dấu hiệu cấp tính, qua đường da và đường tiêu hóa. Thực tế ghi nhận dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào loại hóa chất gây ngộ độc, và đôi khi có thể nhầm lẫn, đối với một số bệnh khác trên lâm sàng.

1. Dấu hiệu ngộ độc Thuốc trừ sâu.

Khi bị ngộ độc Thuốc trừ sâu, cơ thể có những dấu hiệu đặc trưng, như tình trạng sức khỏe chung rất yếu và rất khó chịu. Da bị kích thích, có cảm giác bỏng, rát, toát mồ hôi nhiều, da xạm tái. Mắt bị ngứa, cũng có cảm giác bỏng, rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, đồng tử mắt bị co lại hay giãn ra. Hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng, với cảm giác bỏng rát ở miệng và họng, tiết nước bọt nhiều, nôn, mửa, đau bụng và tiêu chảy. Hệ thần kinh bị tác động, với triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần, co giật, choáng váng, nói líu lưỡi, không có ý thức. Hệ hô hấp cũng biểu hiện triệu chứng ho, tức ngực, khó thở và thở khò khè, vân vân.

Khi đối diện với nạn nhân nghi ngờ bị ngộ độc Thuốc trừ sâu, cần khai thác thêm các thông tin, có liên quan từ người nhà cung cấp, như nạn nhân có làm việc và tiếp xúc với Thuốc trừ sâu không? Các dấu hiệu bị nhiễm độc xảy ra như thế nào? Có biết chính xác loại hóa chất Thuốc trừ sâu nào, nạn nhân dùng phun trong nông nghiệp, uống nhầm hay sử dụng để Tu tu? Lượng Thuốc trừ sâu uống vào người nhiều hay ít? Nạn nhân uống Thuốc trừ sâu từ thời gian nào? Ngoài ra, cần xem xét kỹ các thông tin ghi nhận được trên bao bì, dụng cụ dùng để phun và nhãn, mác hóa chất Thuốc trừ sâu.

2. Xử trí sơ cấp cứu ngộ độc.

Trong trường hợp nạn nhân ngộ độc nặng Thuốc trừ sâu, có thể bị ngừng thở, vì vậy, phải khẩn trương tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo. Phải xem xét thật kỹ trước khi thực hiện, nếu thấy nạn nhân không uống Thuốc trừ sâu, nhưng bị nhiễm độc qua đường khác, thì có thể hô hấp nhân tạo bằng thổi miệng. Đặt nạn nhân nằm ngửa, với tư thế ngửa cổ và một tay giữ sau gáy. Một tay khác đặt lên trán, và dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ, giữ mũi không cho không khí thoát ra. Đặt miệng áp sát và thổi mạnh vào miệng của nạn nhân. Phải thổi hơi đủ mạnh vào miệng nạn nhân, để làm phồng được phổi, khi thổi hơi, phải nhìn vào ngực nạn nhân, để xem phổi có phồng lên hay không. Nếu phục hồi được hô hấp, thì thấy ngực thở phồng lên, khi đó không cần thổi nữa, mà để nạn nhân tự thở ra. Thổi hơi mạnh tiếp tục thêm một lần nữa, cứ như vậy thực hiện từ 10 đến 12 lần trong một phút, mỗi lần thổi trong vòng 5 giây.

Việc hô hấp nhân tạo, cần phải thực hiện kiên trì, cho đến khi cứu sống được nạn nhân. Nếu phát hiện nạn nhân có uống Thuốc trừ sâu, thì phương pháp hô hấp nhân tạo bằng thổi hơi qua miệng, không được sử dụng, vì sẽ gây nguy hiểm cho người sơ cấp cứu, trường hợp này, phải hô hấp nhân tạo bằng máy thở hỗ trợ.

Nếu gặp trường hợp, hóa chất Thuốc trừ sâu bám dính vào da và mắt, cần phải rửa ngay mắt, bằng một lượng nước sạch nhiều, trong thời gian 5 phút. Cởi ngay quần áo thấm ướt hóa chất đang mặc trên người, và chuyển ngay nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc. Cần tắm cho nạn nhân, bằng cách dội nước sạch và xà phòng trong vòng 10 phút. Nếu không có sẵn nguồn nước tại chỗ, cần lau da bằng quần áo và giấy lau, để làm sạch hóa chất Thuốc trừ sâu bám dính.

Cần chú ý, không nên kích thích làm cho nạn nhân nôn mửa, trừ khi biết đích xác, nạn nhân có uống loại hóa chất Thuốc trừ sâu, dạng độc tính cao, và chưa cho uống Thuốc chống độc vội, khi chưa chẩn đoán xác định được. Không nên cho nạn nhân nôn mửa, khi uống phải dạng hóa chất dầu phụ, hoặc các sản phẩm pha như dầu diezel, dầu hỏa, vì có thể gây ra hiện tượng xông hơi của hóa chất qua chất nôn mửa, và điều này có thể làm tăng độ nguy hiểm, nhiễm độc nhiều hơn nhiễm độc, chỉ đơn thuần qua đường tiêu hóa. Cần xem kỹ nhãn, mác của sản phẩm, để đánh giá hóa chất có độ độc tính cao. Chú ý chỉ nên kích thích cho nôn mửa, nếu nạn nhân còn tỉnh táo. Cần để nạn nhân ở tư thế đứng hay ngồi, và móc họng cho nạn nhân nôn mửa. Sau đó, bất kỳ nạn nhân có nôn mửa hay không nôn mửa, đều cho uống than hoạt với nửa cốc nước sạch, và lặp lại, cho đến khi có thể cho uống Thuốc chống độc được.

Nạn nhân sau khi được sơ cấp cứu, cần chuyển ngay đến bệnh viện nơi gần nhất. Mức độ điều trị nạn nhân bị nhiễm độc Thuốc trừ sâu, phải tuân theo hướng dẫn quy định, của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng thời danh sách các độc chất, cần được thông báo cụ thể đến các cơ sở y tế.

3. Xử trí điều trị và phòng ngừa ngộ độc.

Khi chuyển đến bệnh viện hay cơ sở y tế, cần giữ cho nạn nhân ở tư thế nằm nghỉ, vì mỗi khi bị nhiễm độc hóa chất, Thuốc trừ sâu loại phosphore hữu cơ hay carbamate, thì thường xảy ra tình trạng xấu khi di chuyển. Phải đặt nạn nhân nằm với tư thế đầu dốc. Nếu nạn nhân hôn mê, thì đẩy mặt ngửa ra, với động tác đẩy cằm ra, kéo trán vào, nhằm tạo nên sự thoáng khí ở đường thở. Cần đắp chăn ấm, nếu nạn nhân cảm thấy lạnh, và làm mát bằng cách chườm nước lạnh, nếu mồ hôi ra nhiều. Chú ý: khi nạn nhân nôn mửa, nên thận trọng, vì họ có thể hít chất nôn mửa vào đường hô hấp. Khi nạn nhân có hiện tượng co giật, nên dùng vật cản đệm vào răng, để phòng chấn thương miệng, lưỡi. Không cho phép nạn nhân hút Thuốc và uống rượu trong thời gian điều trị. Không cho nạn nhân uống sữa, chỉ cho uống nước sạch, nước đun sôi để nguội.

Để phòng ngừa nhiễm độc Thuốc trừ sâu, trong quá trình lao động, công tác, có tiếp xúc với hóa chất độc hại, thì người đi phun hoặc tẩm hóa chất phải đội mũ, mang khẩu trang, đi ủng, mang găng tay và mặc quần áo bảo hộ lao động. Thời gian lao động được rút ngắn từ 1 đến 2 giờ để tắm, giặt quần áo và rửa, bảo quản dụng cụ. Không ăn uống, hút Thuốc lá khi đang làm việc có tiếp xúc với Thuốc trừ sâu. Khi phun hay tẩm hóa chất, gia đình phải dọn dẹp, che chắn các dụng cụ nấu nướng, đựng thức ăn. Khi phun hóa chất ở trong nhà, tất cả mọi người phải ra ngoài, sau từ 10 đến 15 phút mới được vào nhà. Một số loại hóa chất Thuốc trừ sâu hiện nay, sử dụng để phun vào tường vách, nếu sau khi phun, người để lưng trần dựa vào thì sẽ bị nóng rát, nên cẩn thận không được tiếp xúc với bề mặt phun. Khi bị bám dính hóa chất vào tay, chân, mặt, vân vân, cần rửa ngay bằng xà phòng và nước sạch.

Thầy Thuốc ưu tú, bác sĩ: NGUYỄN VÕ HINH.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xu-tri-khan-cap-khi-bi-ngo-doc-thuoc-tru-sau-3067.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • Nguy cơ sinh con bị tự kỷ cao ở những thai phụ sống gần các cánh đồng hoặc nông trang thường sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.
  • Ngoài việc chú trọng chế độ dinh dưỡng, các thai phụ nên tránh xa thực phẩm chứa Thuốc trừ sâu nhằm phòng tránh cho trẻ căn bệnh tự kỷ từ trong thai kỳ.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY