Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Xuất huyết tiêu hóa do dùng Thuốc chống viêm khớp

Bà cụ tự sử dụng Thuốc chống viêm loại diclofenac điều trị viêm khớp dẫn đến tai biến xuất huyết tiêu hóa, phải cấp cứu
viêm khớp mạn tính hay tái phát, có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày. Do xem thường không đi khám bệnh, với sự mách bảo của người quen nên tự ý mua, sử dụng Thuốc chống viêm ">Thuốc chống viêm không steroid loại diclofenac để điều trị và dẫn đến tai biến xuất huyết tiêu hóa phải cấp cứu tại bệnh viện.

Bà cụ - mẹ của một nhân viên trong cơ quan ở vùng thôn quê bị viêm khớp mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, theo người nhà cho biết, cụ đã dùng nhiều loại Thuốc Tây y và Thuốc Đông y. Khi dùng Thuốc thì các khớp có giảm bớt triệu chứng, sau đó lại tái phát hết đợt này đến đợt khác không khỏi. Mặc dù trong cơ quan có nhiều bác sĩ nhưng anh nhân viên này không hỏi để được tư vấn về tình trạng bệnh lý của bà cụ. Theo mách bảo của một người quen, trước đó cũng bị bệnh viêm khớp mạn tính sử dụng Thuốc diclofenac là một loại Thuốc chống viêm không steroid để điều trị thì bệnh khỏi nên tự ý mua Thuốc đưa cho bà cụ uống. Anh nghĩ đơn giản rằng, người quen có bệnh viêm khớp sử dụng Thuốc có hiệu quả thì kinh nghiệm này có thể áp dụng để điều trị bệnh viêm khớp tương tự cho mẹ của anh. Thuốc diclofenac mua về được đưa cho bà cụ sử dụng theo liều lượng uống của người quen mách bảo. Sau 5 ngày uống Thuốc, bà cụ kêu đau bụng, ăn uống không ngon, buồn nôn, người cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và nôn ra máu... Anh nhân viên báo với cơ quan xin nghỉ phép để đưa bà cụ vào bệnh viện cấp cứu. Tai biến y khoa xảy ra do việc tự ý dùng Thuốc điều trị cho người bệnh, khai thác yếu tố bệnh sử mới ghi nhận bà cụ từng bị bệnh viêm loét dạ dày trước đó mà không chú ý để phòng ngừa và chống chỉ định dùng Thuốc này. Kết quả người bệnh được phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, đưa đến bệnh viện và cấp cứu kịp thời với 3 đơn vị máu cùng với dịch truyền và Thuốc hồi sức cấp cứu... để thoát khỏi tai biến.

Thuốc diclofenac là một trong những loại Thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng khá phổ biến trong điều trị triệu chứng đau của bệnh viêm khớp. Đây là Thuốc thuộc nhóm gây nên những phản ứng có hại cho đường tiêu hóa, có khi xảy ra rất nặng và được xem như một tai biến của việc dùng Thuốc. Thực tế loại Thuốc này được dùng khá thông dụng và có nhiều nơi Thuốc được bán không cần kê đơn, người bệnh hay người nhà bệnh nhân có thể mua dễ dàng tại nhà Thuốc, hiệu Thuốc và tự điều trị. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 30 triệu người trên toàn cầu sử dụng Thuốc chống viêm không steroid hàng ngày, trong đó có diclofenac. Nhà khoa học Manigand cho rằng, các phản ứng có hại do Thuốc chống viêm không steroid gây ra chiếm khoảng từ 20 - 25% các phản ứng của các loại Thuốc nói chung.

Các phản ứng có hại của diclofenac cũng như những Thuốc chống viêm không steroid khác gây ra thường do 4 cơ chế gồm sự ức chế tổng hợp chất prostaglandin nội sinh, độc tính có liên quan đến liều lượng, tình trạng quá mẫn liên quan đến từng cá thể và sự phát sinh các chất chuyển hóa trung gian; trong đó sự ức chế tổng hợp chất prostaglandin nội sinh là nguyên nhân chính vì prostaglandin là chất rất cần thiết để bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại các yếu tố tấn công do chất này kích thích bài tiết chất nhầy, bài tiết bicarbonat và duy trì lưu lượng máu đến niêm mạc; hơn nữa chúng còn có tác dụng làm giảm acid chlohydric của dạ dày. Ngoài 4 nguyên nhân được nêu trên, các phản ứng có hại của Thuốc còn có thể xảy ra do những yếu tố thuận lợi khác như tuổi và giới tính, người cao tuổi và giới nữ dễ gặp tác hại nhiều hơn; người nghiện rượu và Thuốc lá, người mắc một số bệnh sẵn có gồm bệnh lý dạ dày, xơ gan, giảm tiểu cầu, viêm khớp dạng thấp... cũng bị ảnh hưởng; đặc biệt là những trường hợp có phối hợp nhiều loại Thuốc chống viêm không steroid hoặc phối hợp chúng với aspirin hay Thuốc chống đông máu.

Trên lâm sàng sau khi dùng Thuốc, các tác dụng phụ có thể xảy ra rất nhẹ như ợ nước, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa... hoặc xảy ra mức độ vừa như bị đau vùng thượng vị kiểu nóng rát, triệu chứng đau tăng lên sau mỗi lần uống và thường kèm theo nôn. Các nhà khoa học ghi nhận trên thực tế các phản ứng có hại của Thuốc xảy ra từ 10 - 30% trường hợp được bác sĩ kê đơn, trong đó có khoảng 10% bắt buộc người bệnh phải ngừng dùng Thuốc. Các tai biến nặng do phản ứng có hại của Thuốc như chảy máu tiêu hóa, thủng và xuất huyết dạ dày thường xảy ra ít hơn; chiếm tỷ lệ từ 0,5 - 3% các biến cố do dùng Thuốc. Diclofenac có nguy cơ gây chảy máu tiêu hóa với tỷ lệ từ 1,7 - 7,9% các trường hợp dùng Thuốc; người có sẵn cơ địa và bệnh lý nêu trên thì nguy cơ này có thể gấp 4 lần. Ngoài các phản ứng có hại của Thuốc như chảy máu tiêu hóa, thủng và xuất huyết dạ dày; Thuốc còn có thể gây ra những phản ứng khác ở miệng, họng, thực quản, ruột non, ruột già...

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xuat-huyet-tieu-hoa-do-dung-thuoc-chong-viem-khop-13266.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.