Thuốc Các thuốc khác tốt nhất

  • Tên thuốc: Glucose 20%

  • Số đăng ký: VNA-3601-05
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm truyền
  • Quy cách đóng gói: chai 100ml, chai 250ml, chai 500ml dung dịch tiêm truyền
  • Công ty đăng ký: Công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR)-
  • Công ty phân phối: Đang cập nhật
  • Thành phần: Glucose-100ml, 250ml, 500ml

Glucose 20%

1. Chỉ định dùng Thuốc Glucose 20%

Dung dịch truyền tĩnh mạch Glucose 20% được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Glucose 20% là dung dịch ưu trương, thường được sử dụng ở cả người lớn và trẻ em để phục hồi nồng độ glucose huyết trong điều trị hạ đường huyết do dư thừa insulin hoặc do các nguyên nhân khác.

Glucose 20% có thể được sử dụng để cung cấp cứu trợ tạm thời các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ và hôn mê do hạ đường huyết.

Glucose 20% được sử dụng để cung cấp năng lượng trong chế độ dinh dưỡng lâm sàng.

Thuốc Glucose 20% thuộc nhóm danh mục thuốc Các thuốc khác

Đối tượng sử dụng Thuốc Glucose 20% (dùng trong trường hợp nào)

Dùng Thuốc Glucose 20% trong trường hợp nào?

Đọc kỹ thông tin chỉ định dùng thuốc của Thuốc Glucose 20% trong tờ hướng dẫn sử dụng.

2. Chống chỉ định của Thuốc Glucose 20%

Glucose 20% chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Người bệnh không dung nạp được glucose.

Mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ các chất điện giải.

Ứ nước.

Kali huyết hạ.

Hôn mê tăng thẩm thấu.

Nhiễm toan.

Người bệnh vô niệu, người bị bệnh chảy máu trong sọ hoặc trong tủy sống (không được dùng dung dịch glucose ưu trương cho các trường hợp này).

Không được truyền dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh bị mất nước vì tình trạng mất nước sẽ nặng thêm do bị lợi niệu thẩm thấu.

Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.

Không được dung dung dịch glucose cho người bệnh sau cơn tai biến mạch máu não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hoá thành acid lactic làm chết tế bào não.

Đối tượng không được dùng Thuốc Glucose 20%

Không được dùng Thuốc Glucose 20% trong trường hợp nào?

Đọc kỹ thông tin chống chỉ định dùng thuốc của Thuốc Glucose 20% trong tờ hướng dẫn sử dụng.

3. Tương tác với Thuốc Glucose 20%

Cần tính toán đến ảnh hưởng của dung dịch glucose lên đường huyết và cân bằng nước, điện giải khi sử dụng cho những bệnh nhân đang điều trị các thuốc khác mà có tác dụng kiểm soát đường huyết, cân bằng dịch, điện giải.

Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều loại thuốc khác nhau, thường rất dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.

Tương tác Thuốc Glucose 20% với các loại thuốc khác

Thuốc Glucose 20% có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn về Glucose 20%.

Không tự ý nghiên cứu và áp dụng khi chưa có kiến thức chuyên môn.

Tương tác Thuốc Glucose 20% với thực phẩm, đồ uống

Khi sử dụng thuốc Glucose 20% với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với Thuốc Glucose 20%.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Thuốc Glucose 20% hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Thuốc Glucose 20% cùng với các loại thức ăn, đồ uống, rượu và thuốc lá...

Dược lý và cơ chế tác dụng

Nội dung về dược lý và cơ chế tác dụng của Thuốc Glucose 20% chỉ dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn.

Không tự ý nghiên cứu và áp dụng nếu không có kiến thức chuyên môn.

Dược động học

Thông tin dược động học Thuốc Glucose 20% chỉ dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn.

Không tự ý nghiên cứu và áp dụng nếu không có kiến thức chuyên môn.

4. Tác dụng phụ của Thuốc Glucose 20%

Khi sử dụng Dung dịch truyền tĩnh mạch Glucose 20%, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp

Đau tại chỗ tiêm, kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.

Ít gặp

Rối loạn nước và chất điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết).

Hiếm gặp

Mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh các dung dịch ưu trương).

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Các tác dụng phụ của Thuốc Glucose 20%

Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng Thuốc Glucose 20%.

Các tác dụng phụ khác của Thuốc Glucose 20%

Cần lưu ý trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của Thuốc Glucose 20%.

Trong quá trình sử dụng Thuốc Glucose 20% có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu và chưa được phát hiện ra.

Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về Tác dụng phụ của Thuốc Glucose 20% mà không được quy định trong hướng dẫn sử dụng, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Cách dùng thuốc Glucose 20%

Glucose 20% được dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch.

Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng.

Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt.

Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng của Thuốc Glucose 20% đã ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Không tự ý sử dụng Thuốc Glucose 20% theo đường dùng khác mà không thấy ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Glucose 20%.

6. Liều lượng dùng Thuốc Glucose 20%

Liều dùng glucose phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, tình trạng lâm sàng, dịch cơ thể, cân bằng điện giải và cân bằng acid-base.

Tiêm truyền tĩnh mạch theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tốc độ truyền: Dưới 40 giờ/phút tương đương với 120 ml/giờ.

Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 - 800 mg cho 1 kg thể trọng trong 1 giờ.

Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh.

Phải truyền các dung dịch ưu trương qua tĩnh mạch trung tâm.

Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh.

Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Sử dụng quá liều glucose có thể dẫn đến tăng đường huyết và đái tháo đường.

Quá nhiều glucose trong máu có thể gây khử nước, rối loạn tinh thần, nặng có thể tử vong.

Trong trường hợp quá liều glucose, chỉ định liều thích hợp insulin để làm giảm lượng glucose trong máu.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Thuốc chỉ được sử dụng tại các cơ sở y tế, dưới sự theo dõi và giám sát bởi nhân viên y tế khi cần thiết nên không có trường hợp quên liều.

7. Quá liều, quên liều, khẩn cấp

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều khi sử dụng Thuốc Glucose 20%, nếu có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất.

Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc trong đó có Thuốc Glucose 20% đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều Thuốc Glucose 20% khi đang trong quá trình dùng thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).

Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định.

Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng Thuốc đã quy định.

8. Cách Bảo quản Thuốc Glucose 20%

Nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.

Nên bảo quản Thuốc Glucose 20% như thế nào

Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất thuốc của Thuốc Glucose 20% sẽ bị ảnh hưởng nếu bảo thuốc không tốt hoặc khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại khi sử dụng.

Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng của Thuốc Glucose 20% đã được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Thông thường các thuốc và Thuốc Glucose 20% sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng.

Khi các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc Glucose 20% bị quá hạn hoặc không thể sử dụng được thì bạn nên tham khảo ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Không nên vứt các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc Glucose 20% vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu của người có chuyên môn hoặc thẩm quyền.

Lưu ý khác về bảo quản Thuốc Glucose 20%

Lưu ý không để Thuốc Glucose 20% ở tầm với của trẻ em, hãy để tránh xa thú nuôi.

Trước khi dùng Thuốc Glucose 20%, bạn cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm đã và đang dự trữ tại nhà.

9. Thận trọng lưu ý khi dùng thuốc Glucose 20%

Người lớn

Cảnh báo

Không truyền dung dịch Glucose 20% vào tĩnh mạch ngoại vi.

Truyền tĩnh mạch kéo dài dung dịch Glucose 20% có thể gây viêm tĩnh mạch kéo dài tại vị trí truyền.

Pha loãng và các tác động khác lên điện giải trong huyết thanh

Tuỳ thuộc vào các yếu tố: Thể tích truyền, tốc độ truyền, tình trạng lâm sàng, khả năng chuyển hoá glucose của bệnh nhân, truyền tĩnh mạch glucose có thể gây ra:

Tăng áp lực thấm thấu, lợi niệu thấm thấu, mất nước.

Giảm áp lực thẩm thấu.

Rối loạn điện giải như: Hạ natri huyết, hạ kali huyết, hạ phosphat huyết, hạ magnesi huyết.

Ứ nước, tăng thể tích tuần hoàn, tình trạng tắc nghẽn bao gồm: Tắc nghẽn phổi, phù nề.

Các tác động trên là kết quả của việc truyền các dung dịch không chứa chất điện giải, bao gồm cả truyền dung dịch glucose.

Hạ natri huyết có thể phát triển thành bệnh não cấp tính đặc trưng bởi đau đầu, buồn nôn, co giật, hôn mê, phù não và tử vong.

Trẻ em, người già, phụ nữ, bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân bị thiếu oxy huyết, bệnh nhân có bệnh trên hệ thống thần kinh trung ương, bệnh nhân bị chứng khát tâm lý có nguy cơ đặc biệt đối với các biến chứng này.

Đánh giá lâm sàng và xét nghiệm định kỳ là cần thiết để kiểm soát các thay đổi về cân bằng dịch, nồng độ điện giải, acid-base trong quá trình truyền tĩnh mạch kéo dài hoặc bất cứ khi nào điều kiện của bệnh nhân hoặc quá trình điều trị đảm bảo cho việc thực hiện đánh giá đó.

Nên thận trọng đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ rối loạn nước và điện giải có thể bị trầm trọng thêm do tăng tải lượng nước tự do, tăng glucose huyết, có thể được yêu cầu dùng insulin.

Tăng đường huyết

Truyền quá nhanh dung dịch glucose có thể gây tăng đường huyết và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu.

Đề giảm nguy cơ biến chứng do tăng đường huyết, phải điều chỉnh tốc độ truyền và/hoặc dùng insulin.

Truyền tĩnh mạch glucose phải thận trọng ở các bệnh nhân sau:

Suy yếu khả năng dung nạp glucose (bệnh nhân bị suy thận, tiểu đường, nhiễm khuẩn huyết, chấn thương, sốc).

Suy dinh dưỡng nặng (do nguy cơ gây hội chứng nuôi ăn lại).

Thiếu hụt thiamin như ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính (nguy cơ nhiễm toan lactic nặng do suy yếu oxy hoá pyruvat).

Bệnh nhân đột quy do thiếu máu cục bộ, chấn thương sọ não nghiêm trọng.

Tránh truyền trong vòng 24 giờ đầu tiên sau chấn thương đầu.

Giám sát đường huyết chặt chẽ do tăng đường huyết sớm có liên quan đến đáp ứng kém ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh.

Tác động lên việc tiết insulin

Truyền tĩnh mạch kéo dài glucose và tăng đường huyết liên quan có thể gây giảm tiết insulin được kích thích bởi glucose.

Phản ứng quá mẫn

Phản ứng quá mẫn bao gồm phản ứng phản vệ đã được báo cáo.

Truyền dung dịch glucose nên thận trọng ở bệnh nhân có dị ứng với ngô và các sản phẩm từ ngô.

Phải dừng truyền ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng quá mẫn.

Điều trị thích hợp theo triệu chứng lâm sàng.

Hội chứng nuôi ăn lại

Việc nuôi ăn lại ở các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng có thể dẫn đến hội chứng nuôi ăn lại được đặc trưng bởi sự thay đổi của kali, phospho, magnesi trong tế bào do bệnh nhân trở nên đồng hoá.

Thiếu hụt thiamin và ứ dịch cũng có thể xảy ra.

Cần theo dõi cẩn thận và tăng từ từ liều dinh dưỡng trong khi tránh cho ăn quá nhiều có thể ngăn ngừa các biến chứng.

Rối loạn gan

Rối loạn gan mật gồm ứ mật, gan nhiễm mỡ, xơ hoá và xơ gan, có thể dẫn đến suy gan, viêm túi mật, sỏi mật đã được ghi nhận ở một số bệnh nhân sử dụng dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Nguyên nhân của rối loạn này là do nhiều yếu tố và khác nhau giữa các bệnh nhân.

Bệnh nhân xuất hiện các thông số xét nghiệm bất thường hoặc các dấu hiệu khác của bệnh gan cần được đánh giá ban đầu bởi các bác sĩ có kinh nghiệm về các bệnh gan để xác định khả năng gây bệnh và yếu tố góp phần và từ đó đưa ra các can thiệp điều trị, phòng ngừa hợp lý.

Nhiễm khuẩn ống thông và nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra do sử dụng ống thông tĩnh mạch để truyền các sản phẩm truyền tĩnh mạch, sự bảo dưỡng kém ống thông hoặc do sử dụng các dung dịch đã bị nhiễm khuẩn.

Sự ức chế miễn dịch và các yếu tố khác như tăng đường huyết, suy dinh dưỡng và/hoặc trạng thái bệnh lý có thể khiến bệnh nhân bị biến chứng nhiễm khuẩn.

Cẩn thận với các triệu chứng và thông số xét nghiệm như sốt, ớn lạnh, tăng bạch cầu, biến chứng kỹ thuật với các thiết bị dùng trong điều trị, tăng đường huyết có thể giúp phát hiện sớm bệnh nhiễm khuẩn huyết.

Có thể giảm thiểu các biến chứng nhiễm khuẩn với sự chú trọng đến kỹ thuật vô trùng tại vị trí đặt ống thông, bảo trì tốt, kỹ thuật vô trùng khi sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng.

Kết tủa

Kết tủa mạch máu phổi đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng dinh dưỡng đường tĩnh mạch.

Một số trường hợp tử vong đã xảy ra.

Cần định kỳ kiểm tra dung dịch, bộ dây truyền dịch, ống thông về khả năng kết tủa.

Nếu có dấu hiệu suy hô hấp xảy ra, phải dừng truyền và làm đánh giá hợp lý.

Không truyền dung dịch glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết và tắc nghẽn.

Bệnh nhân nhi

Tốc độ truyền và thể tích truyền phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng, tình trạng lâm sàng, khả năng chuyển hoá của bệnh nhân, điều trị đồng thời và cần được quyết định bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong sử dụng liệu pháp dịch truyền cho bệnh nhân nhi.

Để tránh khả năng gây tử vong khi truyền dịch cho trẻ sơ sinh, cần đặc biệt thận trọng đến phương pháp truyền.

Khi sử dụng bơm tiêm để truyền dịch hoặc thuốc cho trẻ sơ sinh, không được kết nối túi dịch với ống tiêm.

Khi sử dụng bơm truyền dịch, tất cả các kẹp trên bộ dây truyền dịch phải được khoá trước khi tháo bỏ bộ dây truyền dịch khỏi bơm truyền hoặc tắt bơm truyền dịch.

Điều này được yêu cầu bất kể là thiết bị đó có chức năng khoá dòng chảy hay không.

Phải theo dõi thường xuyên bộ dây truyền dịch và bơm truyền dịch.

Các vấn đề liên quan đến đường huyết ở bệnh nhân nhi

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non có cân nặng thấp có nguy cơ xảy ra tăng hoặc hạ đường huyết, do đó cần theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình sử dụng dịch truyền tĩnh mạch glucose để đảm bảo đường huyết thích hợp, tránh tác dụng phụ tiềm tàng về lâu dài.

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các cơn co giật kéo dài, tình trạng hôn mê và tổn thương não.

Tăng đường huyết có liên quan đến xuất huyết não, nhiễm khuẩn do vi khuẩn và nám ở giai đoạn muộn, bệnh võng mạc do sinh non, viêm ruột hoại tử, loạn sản phế quản phổi, kéo dài thời gian nằm viện và tử vong.

Các vấn đề liên quan đến hạ natri máu ở bệnh nhân nhi

Trẻ em (bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn) có nguy cơ hạ natri huyết giảm thẩm thấu cũng như bệnh não do hạ natri huyết.

Cần kiểm soát chặt chẽ nồng độ điện giải trong huyết tương.

Phục hồi nhanh chóng việc hạ natri huyết giảm thẩm thấu gây ra nguy hiểm tiềm tàng (vì có nguy cơ bị biến chứng thần kinh nghiêm trọng).

Sử dụng trong lão khoa

Khi lựa chọn dung dịch tiêm truyền, tốc độ truyền, thể tích truyền cho bệnh nhân lão khoa cần xem xét đến khả năng bị các bệnh như suy tim, suy gan, suy thận, các bệnh khác và các thuốc điều trị đồng thời.

Các dấu hiệu cần lưu ý và khuyến cáo

Không dùng thuốc quá hạn dùng.

Nếu quan sát thấy dung dịch vẫn đục thì không được sử dụng.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy.

Thời kỳ mang thai

Dùng được cho phụ nữ có thai, tuy nhiên cần thận trọng ở giai đoạn chuyển dạ.

Truyền glucose trong giai đoạn chuyển dạ có thể dẫn đến sản xuất insulin ở thai nhi, có liên quan đến nguy cơ tăng đường huyết và nhiễm toan chuyển hoá ở thai nhi cũng như phản ứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.

Thời kỳ cho con bú

Dùng được cho phụ nữ cho con bú.

10. Giá bán và nơi bán Thuốc Glucose 20%

Thuốc Glucose 20% có giá bán là bao nhiêu tiền?

Giá bán Thuốc Glucose 20% có thể sẽ khác nhau ở từng thời điểm và tại các cơ sở kinh doanh thuốc khác nhau.

Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá Thuốc Glucose 20%.

Tham khảo giá Thuốc Glucose 20% do doanh nghiệp xuất/doanh nghiệp đăng ký công bố.

Những nơi bán Thuốc Glucose 20%

Mua Thuốc Glucose 20% ở đâu?

Nếu bạn có đơn thuốc đã kê toa và bạn đang cần mua Thuốc Glucose 20%, bạn có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược mỹ phẩm để mua sỉ Thuốc Glucose 20%.

Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng.

Để mua trực tiếp thuốc Glucose 20%, bạn nên đến các Nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ Thuốc Glucose 20% là thuốc gì?

Hướng dẫn sử dụng Thuốc Glucose 20%.

Bài viết về Thuốc Glucose 20% được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo.

Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp chúng tôi cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!

Lưu ý: Thông tin về Thuốc Glucose 20% chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, chuyên viên y tế trước khi sử dụng!

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/thuoc-glucose-20-2674.html