Thuốc Các thuốc khác tốt nhất

  • Tên thuốc: Tobramycin

  • Số đăng ký: VD-13799-11
  • Dạng bào chế: hộp 1 chai 5 ml dung dịch nhỏ mắt
  • Quy cách đóng gói: hộp 1 chai 5 ml dung dịch nhỏ mắt
  • Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm - VIỆT NAM-
  • Công ty phân phối: Đang cập nhật
  • Thành phần: Tobramycin

Tobramycin

1. Chỉ định dùng Thuốc Tobramycin

Tobramycin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid.

Thuốc có tác dụng diệt khuẩn.

Mặc dù cơ chế tác dụng chính xác của thuốc chưa được biết đầy đủ, nhưng một số giả thuyết cho rằng thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.

Tobramycin có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí.

Thuốc Tobramycin không có tác dụng với Chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.

Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau thuốc tiêm với nhiều hàm lượng như 20 mg/2 ml, 25 mg/2,5 ml, 60 mg/6 ml, 80mg/8 ml, 100 mg/2 ml, 240 mg/6 ml, 1,2 g/30ml...;Bào chế dưới dạng dịch truyền 60 mg/50 ml, 80 mg/100 ml; bột pha tiêm; Dung dịch phun sương; Dung dịch tobramycin nhỏ mắt 0,3%; Mỡ tra mắt 0,3%.

Nhờ công dụng diệt khuẩn mà thuốc Tobramycin được chỉ định rộng rãi trong các trường hợp nhiễm khuẩn như:

Nhiễm khuẩn hệ sinh dục - tiết niệu.

Nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Viêm màng não: Ngoài dùng thuốc cần kèm theo các biện pháp điều trị tại chỗ.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da nặng như nhiễm tụ cầu ác tính ở mặt.

Nhiễm khuẩn khớp.

Đối với dạng hít: Được dùng riêng cho những người bị xơ nang tuyến tụy nhiễm Ps.

aeruginosa và trẻ ≥ 6 tuổi.

Tobramycin có thể dùng dưới dạng thuốc nước tobramycin nhỏ mắt hay mỡ tra mắt 0,3% cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở mắt.

Thuốc Tobramycin thuộc nhóm danh mục thuốc Các thuốc khác

Đối tượng sử dụng Thuốc Tobramycin (dùng trong trường hợp nào)

Dùng Thuốc Tobramycin trong trường hợp nào?

Đọc kỹ thông tin chỉ định dùng thuốc của Thuốc Tobramycin trong tờ hướng dẫn sử dụng.

2. Chống chỉ định của Thuốc Tobramycin

Một số trường hợp chống chỉ định với kháng sinh Tobramycin:

Quá mẫn với tobramycin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Với người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh loại aminoglycoside, người bị nhược cơ, người nghe kém và có bệnh ở thận cần thận trọng khi dùng

Đối tượng không được dùng Thuốc Tobramycin

Không được dùng Thuốc Tobramycin trong trường hợp nào?

Đọc kỹ thông tin chống chỉ định dùng thuốc của Thuốc Tobramycin trong tờ hướng dẫn sử dụng.

3. Tương tác với Thuốc Tobramycin

Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời với các thuốc khác.

Sử dụng đồng thời các loại thuốc có khả năng gây độc thần kinh hay độc cho thận khác, đặc biệt là các aminoglycoside khác như Amikacin, streptomycin, neomycin, kanamycin, gentamicin và paromomycin...các thuốc khá nhue amphotericin B, cephaloridine, polymyxin B, colistin, viomycin, cisplatin và vancomycin cần giám sát một cách cẩn thận.

Tobramycin không nên được dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu mạnh.

Bởi vì bản thân một số thuốc lợi tiểu gây ra độc tính trên tai và các thuốc lợi tiểu cũng làm tăng độc tính của aminoglycoside bằng cách chúng làm thay đổi nồng độ kháng sinh trong huyết thanh và mô.

Kết hợp với kháng sinh khác: Tobramycin được sử dụng cùng với các chất kháng khuẩn khác như nhóm cephalosporin, đặc biệt là cephalothin, sẽ có nguy cơ làm tăng nguy cơ độc tính trên thận.

Thuốc giãn cơ: Tăng nguy cơ liệt cơ hô hấp khi kết hợp với thuốc giãn cơ.

Thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng.

Đối với trường hợp dùng nhỏ mắt tobramycin chỉ khi nhiễm khuẩn mới dùng, trường hợp nhiễm virus hay dị ứng không dùng.

Không dùng thuốc khi đã quá hạn và khi có dấu hiệu hư hỏng.

Thuốc nhỏ mắt tobramycin khi dùng cần đảm bảo giữ sạch đầu nhỏ mắt và đóng chặt nắp sau khi dùng, để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

4. Tác dụng phụ của Thuốc Tobramycin

Cũng như các thuốc khác, khi bạn dùng thuốc Tobramycin cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ thường gặp: khi dùng dạng hít hay phụ sương có thể khiến cho đờm thay đổi màu, bị ho, thay đổi giọng nói; Cảm giác khó chịu ở ngực; Thay đổi vị giác bất thường, khô miệng.

Đường tiêm gây đau tại chỗ tiêm, có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Tác dụng phụ ít gặp; Phản ứng quá mẫn, nổi mày đay, ngứa, giảm khả năng luyện tập; Mất tiếng, tăng tiết chất nhầy phế quản; rối loạn đường dẫn khí do tắc nghẽn; nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm phổi, xung huyết phổi, tiếng thở bất thường, xung huyết mũi; Giảm cảm giác ở miệng, nhiễm nấm Candida ở miệng; Tổn thương thính giác gây điếc; Đau cơ xương ngực; Tăng glucose trong huyết thanh.

Tác dụng phụ hiếm gặp: rối loạn điện giải gây ra calci, magnesi, natri và kali huyết giảm; Lú lẫn, mất khả năng định hướng, choáng váng, sốt, đau đầu, ngủ nhiều, chóng mặt; viêm da tróc vảy ;Thiếu máu, gây tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu; Tăng men gan, tăng bilirubin, tăng LDH; Năng tai, ù tai; Trụ niệu, tăng BUN, tăng creatinin trong huyết thanh, protein niệu.

Cần thông báo với bác sĩ khi gặp phải các tác dụng phụ để có thể được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

5. Cách dùng thuốc Tobramycin

Cách dùng thuốc kháng sinh Tobramycin tùy thuộc vào từng chế phẩm và từng trường hợp bệnh khác nhau.

Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng.

Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt.

Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng của Thuốc Tobramycin đã ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Không tự ý sử dụng Thuốc Tobramycin theo đường dùng khác mà không thấy ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Tobramycin.

6. Liều lượng dùng Thuốc Tobramycin

Người lớn:

Liều thông thường: Dùng bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch với liều khoảng 3 mg/kg/ ngày, chia làm 3 liều nhỏ cách nhau 8 giờ/lần hoặc dùng cả 1 lần/ngày.

Nếu nhiễm khuẩn nặng: Như trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết, với liều 5 mg/kg/ngày, chia thành nhiều liều nhỏ cho cách nhau 6 - 8 giờ/lần, hoặc cũng có thể cho 1 lần/ngày.

Sau đó, khi đáp ứng tốt thì nên giảm xuống 3 mg/kg càng sớm càng tốt.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tiêm bắp với liều từ 2 - 3 mg/kg/ngày, 1 liều duy nhất.

Viêm phổi mạn do Pseudomonas aeruginosa ở những người bị xơ nang tuyến tụy:

Hít dung dịch phun sương: Dùng với liều 300mg, cách nhau 12 giờ, trong 28 ngày.

Liệu trình sau đó lặp lại cách nhau 28 ngày, nghĩa là cứ nghỉ 28 ngày, rồi lại tiếp tục 28 ngày.

Đối với dạng bột hít: Dùng liều 112 mg và cách nhau 12 giờ, trong 28 ngày.

Liệu trình sau đó lặp lại cách nhau 28 ngày, nghĩa là cứ nghỉ 28 ngày, rồi lại tiếp tục 28 ngày.

Trường hợp nhiễm khuẩn mắt: Dùng thuốc mỡ tobramycin tra mắt, mỗi ngày 2 - 3 lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa hoặc tra cứ cách 3 - 4 giờ một lần cho đến khi bệnh có chuyển biến rồi sau đó giảm số lần tra trước khi ngừng thuốc, khi bị nhiễm khuẩn nặng.

Hoặc dùng dung dịch nhỏ mắt tobramycin: Tra 1 giọt vào kết mạc, cách nhau 4 giờ một lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa, đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng, tra vào kết mạc mắt 1 giọt, cứ 1 giờ một lần.

Tiếp tục điều trị cho tới khi đỡ, sau đó giảm dần số lần tra.

Trước khi tra bằng thuốc mỡ hay dung dịch bạn cần làm sạch tay và cẩn thận bảo quản thuốc tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Đối với trẻ em:

Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh: Dùng liều tiêm tĩnh mạch trong 3 - 5 phút cách nhau 24 giờ hoặc truyền tĩnh mạch

Trẻ sơ sinh dưới 7 ngày tuổi: dùng với liều 2 mg/kg, cách 12 giờ/lần.

Trẻ sơ sinh 7 đến 28 ngày tuổi: dùng với liều 2 - 2,5 mg/kg, cách 8 giờ/lần.

Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và các nhiễm khuẩn thần kinh trung ương khác, nhiễm khuẩn đường mật, viêm thận bể thận cấp tính, viêm phổi bệnh viện:

Đối với phác đồ chia thành nhiều liều trong một ngày, tiêm tĩnh mạch chậm 3 - 5 phút: Với trẻ từ 1 đến 12 tháng liều là 2-2,5mg/kg, cách nhau 8 giờ/lần; Trẻ em 12 đến 18 tuổi dùng với liều 1 mg/kg, cách 8 giờ/lần; đối với nhiễm khuẩn nặng dùng liều tối đa 5 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ, cách nhau 6 - 8 giờ/lần và giảm liều ngay khi có thể.

Phác đồ 1 liều/ngày, tiêm truyền tĩnh mạch: Trẻ 1 tháng tuổi - 18 tuổi liều ban đầu là 7 mg/kg, sau đó điều chỉnh tùy theo nồng độ tobramycin trong huyết thanh.

Đối với người mắc bệnh suy thận: Nếu dùng phác đồ thông thường (nhiều liều/ngày):

Độ thanh thải creatinin ≥ 60 ml/phút, dùng liều cách 8 giờ/lần.

Độ thanh thải creatinin 40 - 60 ml/phút, dùng cách 12 giờ/lần.

Độ thanh thải creatinin 20 - 40 ml/phút, dùng cách 24 giờ/lần.

Độ thanh thải creatinin 10 - 20 ml/phút, dùng cách 48 giờ/lần.

Độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút, dùng cách 72 giờ/lần.

Phác đồ liều cao dùng cách 48 giờ/lần cho người suy thận có độ thanh thải creatinin 30 - 59 ml/phút và sau đó điều chỉnh liều thuốc tùy theo nồng độ thuốc huyết thanh.

7. Quá liều, quên liều, khẩn cấp

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều khi sử dụng Thuốc Tobramycin, nếu có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất.

Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc trong đó có Thuốc Tobramycin đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều Thuốc Tobramycin khi đang trong quá trình dùng thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).

Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định.

Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng Thuốc đã quy định.

8. Cách Bảo quản Thuốc Tobramycin

Nên bảo quản Thuốc Tobramycin như thế nào

Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất thuốc của Thuốc Tobramycin sẽ bị ảnh hưởng nếu bảo thuốc không tốt hoặc khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại khi sử dụng.

Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng của Thuốc Tobramycin đã được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Thông thường các thuốc và Thuốc Tobramycin sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng.

Khi các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc Tobramycin bị quá hạn hoặc không thể sử dụng được thì bạn nên tham khảo ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Không nên vứt các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc Tobramycin vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu của người có chuyên môn hoặc thẩm quyền.

Lưu ý khác về bảo quản Thuốc Tobramycin

Lưu ý không để Thuốc Tobramycin ở tầm với của trẻ em, hãy để tránh xa thú nuôi.

Trước khi dùng Thuốc Tobramycin, bạn cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm đã và đang dự trữ tại nhà.

9. Thận trọng lưu ý khi dùng thuốc Tobramycin

Cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng, các thuốc đang sử dụng hay bất kỳ tình trạng bệnh lý nào đang gặp phải, các thuốc đang sử dụng.

Tác dụng phụ của các thuốc nhóm aminoglycosid (bao gồm cả tobramycin) thường liên quan đến liều, cho nên cần phải thận trọng dùng đúng liều, điều trị tiêm thì không được vượt quá 7 ngày.

Giám sát nồng độ của thuốc trong máu ở những trường hợp cần thiết.

Cần đánh giá chức năng thận trước khi dùng thuốc, nếu mất nước cần điều trị trước khi bắt đầu dùng thuốc.

Phải hết sức thận trọng aminoglycoside ở người cao tuổi vì nguy cơ nhiễm độc cho tai và thận thường xảy ra nhất ơt đối tượng này.

Đôi khi cần phải giảm liều.

Aminoglycoside như Tobramycin cần được sử dụng thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân bị rối loạn cơ, chẳng hạn như bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ hoặc bệnh Parkinson.

Cần theo dõi thính giác, chức năng tiền đình và chức năng thận ở người bệnh đã biết hoặc nghi ngờ bị suy giảm chức năng thận.

Đã thấy có dị ứng chéo khi dùng thuốc này với các aminoglycoside khác, cho nên nếu bạn có tiền sử mẫn cảm với các thuốc cùng nhóm thì tốt nhất không dùng.

Lưu ý khi dùng ở những trường hợp đặc biệt: Trẻ sơ sinh chỉ được dùng thuốc tobramycin khi mắc bệnh nặng đe dọa tính mạng; Đối với phụ nữ có thai khi dùng Tobramycin tập trung ở thận thai nhi và đã được chứng minh gây ra điếc bẩm sinh cả hai bên tai không có khả năng hồi phục.

Vì vậy phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ thật cẩn thận khi phải dùng thuốc này trong những tình trạng đe dọa tính mạng hoặc trong những người nhiễm bệnh nặng mà các thuốc khác không dùng được hoặc không có hiệu lực; Đối với phụ nữ cho con bú khi dùng Tobramycin có tiết vào sữa mẹ, cho nên khuyến cáo không nên dùng khi đang cho con bú, hoặc tốt nhất không cho con bú khi đang dùng thuốc.

Mặc dù, ít có nguy cơ gây hại cho trẻ bú mẹ, nhưng đảm bảo an toàn cho con bạn nên không cho con bú khi dùng thuốc.

Quá liều có thể xảy ra gây tăng độc tính nhất là tổn hại thận (hoại tử tế bào thận cấp tính, thường có thể hồi phục), độc tính ở tai (thường không hồi phục) và độc tính ở tiền đình (là tổn thương không hồi phục).

Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu cho thuốc này, việc điều trị quá liều hoặc phản ứng độc của tobramycin chủ yếu nhằm để chữa triệu chứng.

10. Giá bán và nơi bán Thuốc Tobramycin

Thuốc Tobramycin có giá bán là bao nhiêu tiền?

Giá bán Thuốc Tobramycin có thể sẽ khác nhau ở từng thời điểm và tại các cơ sở kinh doanh thuốc khác nhau.

Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá Thuốc Tobramycin.

Tham khảo giá Thuốc Tobramycin do doanh nghiệp xuất/doanh nghiệp đăng ký công bố.

Những nơi bán Thuốc Tobramycin

Mua Thuốc Tobramycin ở đâu?

Nếu bạn có đơn thuốc đã kê toa và bạn đang cần mua Thuốc Tobramycin, bạn có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược mỹ phẩm để mua sỉ Thuốc Tobramycin.

Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng.

Để mua trực tiếp thuốc Tobramycin, bạn nên đến các Nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ Thuốc Tobramycin là thuốc gì?

Hướng dẫn sử dụng Thuốc Tobramycin.

Bài viết về Thuốc Tobramycin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo.

Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp chúng tôi cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!

Lưu ý: Thông tin về Thuốc Tobramycin chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, chuyên viên y tế trước khi sử dụng!

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/thuoc-tobramycin-17480.html