Kinh tế xã hội hôm nay

2.000 sinh viên ở lại ký túc xá, ăn mỳ qua ngày giữa tâm dịch Covid-19

Thực hiện lệnh giãn cách toàn TP Đà Nẵng, hàng ngàn sinh viên đã ở lại các khu ký túc xá để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân.

Cũng có những em không thể về quê do không có phương tiện. Hiện, thành phố Đà Nẵng đã nghiêm cấm kinh doanh hàng ăn uống mang về, bán online. Tuy vậy, trong khó khăn, các sinh viên vẫn thực hiện nghiêm túc các quy định trong phòng chống dịch bệnh, đồng thời động viên nhau vượt qua khó khăn.

2.000 sinh viên ở lại ký túc xá, ăn mỳ qua ngày giữa tâm dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Kiểm tra thân nhiệt từng người ra vào KTX.

Đều đặn mỗi sáng, ông Tuấn, Trưởng Ban Quản lý Ký túc xá phía Tây thành phố Đà Nẵng đi từng phòng hỏi thăm về ăn uống, điều kiện sinh hoạt của hơn 600 sinh viên đang lưu trú lại ký túc xá sau khi dịch bùng phát.

Tại phòng 403, sinh viên năm 3 Đại học Bách khoa Đà Nẵng - Đinh Văn Tùng, đang nắn nót làm mũ ngăn giọt bắn. Tùng quê ở tỉnh Thanh Hóa, vào Đà Nẵng học đại học. Dịch bệnh bùng phát, Tùng không về về vì muốn tiết kiệm đồng thời cũng muốn bảo đảm an toàn cho gia đình. Ở lại trường, Tùng huy động bạn bè, mỗi người ở một phòng mình tự làm mũ ngăn giọt bắn. Mỗi ngày, các bạn làm được 200 mũ ngăn giọt bắn để gửi tặng các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Nội quy của Ký túc xá là không được dùng bếp để đun nấu, các hàng quán quanh trường cũng đóng cửa nên các bạn sinh viên gặp đôi chút khó khăn.

Tùng chia sẻ mấy ngày nay chủ yếu em ăn mỳ tôm: “Khi nghe lệnh tạm dừng thì bọn em cũng có chút lo sợ, nhưng cũng được sự quan tâm của Ban Quản lý Ký túc xá ủng hộ bọn em một số nhu yếu phẩm như mỳ tôm, sữa, bánh... giải quyết từng ngày. Em được biết Ban quản lý Ký túc xá đang huy động một số nguồn lực khác để hỗ trợ bọn em trong thời gian này. Bọn em mong là nhận được sự ủng hộ là các nhu yếu phẩm cần thiết như nước hay Thu*c men khi các bạn gặp vấn đề gì không dám đi ra ngoài”.

2.000 sinh viên ở lại ký túc xá, ăn mỳ qua ngày giữa tâm dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Tùng làm mũ ngăn giọt bắn tặng tuyến đầu chống dịch.

Ở lại ký túc xá, mỗi sinh viên luôn ý thức trong phòng chống dịch bệnh. Các bạn ở phòng nào biết phòng đấy, không tụ tập vui đùa hay trò chuyện. Đặng Thị Thu Hiền, sinh viên Đại học Duy Tân quê ở tận Bình Phước xa xôi cho biết, Đà Nẵng bùng phát dịch bệnh nhưng Hiền không thể về quê. Ở trong ký túc xá ngày nào cũng 2 bữa với mỳ tôm khiến ai nấy chán ngán. Hiền tự nhủ mình phải cố gắng dù thiếu thốn nhưng vẫn còn được an toàn.

Hiện nay, các khu ký túc xá ở thành phố Đà Nẵng có khoảng 2.000 sinh viên ở lại. Nhiều ngày qua, hàng quán đóng cửa, những sinh viên này gặp nhiều khó khăn về sinh hoạt hằng ngày.

2.000 sinh viên ở lại ký túc xá, ăn mỳ qua ngày giữa tâm dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Cả tuần nay các sinh viên chủ yếu ăn mỳ tôm.

2.000 sinh viên ở lại ký túc xá, ăn mỳ qua ngày giữa tâm dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Sinh viên ở lại tránh dịch không quên tập luyện thể thao.

Ông Ngô Văn Tuấn, Quản lý điều hành Khu Ký túc xá phía Tây- Đại học Đà Nẵng cho biết, hiện nay 2 khu ký túc xá đang có khoảng 1.300 sinh viên ở lại tránh dịch. Trong số này có 25 em thuộc diện F2 đang được cách ly ở khu vực riêng để phòng, chống dịch lây lan. Hiện nay do hàng quán đóng cửa, Ký túc xá linh động cho các em sử dụng bình điện đun nước pha mỳ tôm.

Ông Ngô Văn Tuấn cho biết, vừa qua, nhiều đơn vị cũng đã đến hỗ trợ mỳ tôm, nước uống. Ban quản lý ký túc xá đã chủ động liên hệ với các đơn vị nấu suất ăn công nghiệp do UBND thành phố chỉ định để đặt cơm cho sinh viên trong giai đoạn này: "Chúng tôi một phần kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ cho các em, một mặt tập trung hợp tác với các nhà cung cấp thức ăn nhà nước cho phép trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay đã liên lạc được 2 nhà cung cấp và chúng tôi đang thiết lập đường dây để đặt cơm của các em"./.

Sự kiện

Diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam

Cập nhật NaN-NaN-NaN NaN:NaN:NaN

12 tin bài

    Diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam

Theo VOV

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/2000-sinh-vien-o-lai-ky-tuc-xa-an-my-qua-ngay-giua-tam-dich-covid-19-20200803062926633.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Trong giai đoạn từ 2-4 tháng tuổi, trẻ được tiêm phòng nhiều loại vắc xin khác nhau để phòng trừ bệnh tật. Cũng trong độ tuổi này, ít ai biết rằng đây là thời kỳ cao điểm dễ xảy ra Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng có thể giảm đến 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng chống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp...
  • Hóa chất diệt muỗi phòng chống bệnh sốt xuất huyết được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là Viện Nghiên cứu y - sinh học được hình thành ngay sau khi đất nước giành được độc lập đến nay đã được 70 năm.
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Bắt đầu vào tháng 9 là tháng nguy cơ cao đối với dịch tay chân miệng, tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng trong 8 tháng đầu năm 2015 được ghi nhận đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Bộ Y tế đã phân công 15 bệnh viện thành lập các tổ y tế, mỗi tổ gồm 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 xe cứu thương được trang bị đầy đủ cơ số Thu*c, trang thiết bị y tế... để phục vụ cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành 2/9/2015
  • Bộ Y tế chỉ đạo từ 15/8/2015 dừng khai báo y tế phòng chống Mers-CoV tại các cửa khẩu quốc tế đối với hành khách Hàn Quốc nhập cảnh vào nước ta
  • Hàng năm có hàng triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm. Vào theo biểu đồ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ, rau quả là nguyên nhân gây ra gần 1 nửa số ca NĐTP trong khi sữa và trứng chỉ gây ra 20% số vụ, thịt gia súc gia cầm gây ra 22%, cá và các loại sò ốc chỉ gây ngộ độc 6%.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY