Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

23 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh giúp mẹ bớt đầu bù tóc rối

Những người lần đầu làm mẹ sẽ bớt bối rối và nhàn nhã hơn khi biết những mẹo sau đây khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Nuôi con là một công việc khó khăn và vất vả. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng, những bí quyết sau đây sẽ giúp những bà mẹ bỉm sữa mới có thể em bé tốt hơn.

1. Mẹo nhỏ để giúp bé uống Thu*c dễ dàng là mẹ chỉ cần khoét một lỗ nhỏ ở đầu núm ti và cho ống Thu*c vào. Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng núm bình sữa mà không cần khoét thêm lỗ. Khi bé đang mút núm ti, mẹ chỉ cần cho Thu*c để bé uống luôn. Quá đơn giản, phải không?

Cho bé uống Thu*c dễ dàng hơn bằng núm ti. (Ảnh minh họa)

2. Mẹ có thể sử dụng bồn rửa bát làm bồn tắm cho bé vì chúng có độ cao thích hợp. Đặc biệt với những mẹ vừa trong giai đoạn hồi phục sau sinh thì đây là lựa chọn hoàn hảo giúp mẹ không cần phải đứng lên ngồi xuống nhiều. Tuy nhiên, nhớ vệ sinh bồn rửa bát thật sạch sẽ mẹ nhé.

3. Dầu dừa có khả năng làm ẩm phần da bị viêm tiết bã một cách dễ dàng. Mẹ chỉ cần bôi một chút dầu dừa lên da bé sau đó sử dụng lược nhỏ nhẹ nhà loại bỏ lớp da bong tróc.

Dầu thực vật giúp loại bỏ cứt trâu trên đầu bé. (Ảnh minh họa)

4. Kéo nhỏ chuyên dụng để cắt lông mũi có đầu mũi tròn nên có thể dùng để cắt móng tay cho bé rất an toàn. Hoặc mẹ có thể dùng dũa móng tay cũng được.

5. Mẹ có thể áp dụng tuyệt chiêu “tắm bằng khăn” với những bé không thích tắm. Mẹ quấn em bé vào khăn mềm hoặc vải rồi cẩn thận lau nhẹ hai tay, hai chân. Sau đó giặt sạch và quấn lại, lau những bộ phận khác.

Tuyệt chiêu ""tắm bằng khăn"" cho bé. (Ảnh minh họa)

6. Bóng tập yoga trước khi sinh của mẹ có thể trở thành món đồ chơi yêu thích cho bé yêu.

7. Mẹ có thể dùng một tấm nệm nhỏ gọi là changing pad, đây là một loại nệm để bé nằm khi thay tã. Chúng rất tiện dụng vì mẹ có thể đặt bé nằm trên mặt phẳng có chiều cao phù hợp nên không cần phải cúi xuống thay tã cho bé. Khi dùng loại nệm này, mẹ có thể đặt một miếng vải lót lên trên tấm nệm để đảm bảo nệm luôn sạch sẽ, thoáng mát.

8. Khi gấp tã cho bé mẹ nhớ gấp phần giấy ngang eo của tã xuống để tránh cọ xát với khu vực dây rốn chưa lành của bé.

9. Khi mẹ nằm nghỉ có thể đặt bé nằm lên ngực và chơi cùng bé.

10. Áo ngủ của trẻ sơ sinh sẽ giúp bé cử động thoải mái hơn là quần áo thông thường hay pyjama. Hơn nữa phần bo lại phía dưới sẽ giúp giữ ấm cho bàn chân và phần thân dưới của bé.

Áo ngủ cho trẻ sơ sinh giúp bé dễ cử động hơn. (Ảnh minh họa)

11. Mẹ có thể dùng cọ trang điểm hoặc cọ quét bột làm bánh để bôi kem chống nắng cho bé. Như vậy tay mẹ sẽ không bị dính kem nữa.

Cọ trang điểm có thể dùng để bôi kem chống nắng cho bé. (Ảnh minh họa)

12. Mẹ nên bế bé theo kiểu ôm bóng (ôm bé nằng ngang một bên bông bằng cánh tay vuông góc) và gội đầu cho bé dưới vòi nước nhà bếp. Cách này sẽ giúp mẹ giảm thời gian tắm bé.

13. Mẹ có thể dùng khăn ướt vuốt vuốt phải dưới rốn bé trai trước khi thay bỉm. Nếu bé buồn tiểu bé sẽ đi tiểu ngay trong bỉm đang dùng. Như vậy mẹ sẽ ngăn được việc bé tiểu lên người mẹ khi thay bỉm.

14. Mẹ có thể dùng dầu thực vật như dầu dừa, dầu oliu để làm sạch phần phân su trên mông bé.

15. Áo len hoặc áo nỉ của mẹ có thể tái sử dụng thành yếm cổ hoặc chồng cổ cho bé. Những chất liệu này có khả năng thấm hút hoàn toàn nước dãi, nước mũi hay đồ ăn vương trên mặt bé.

Cách làm như sau: mẹ cắt một phần ống tay áo rồi quấn qua đầu bé, cổ tay áo ở phía bên trên. Như vậy mẹ đã có yếm cổ tiện lợi cho bé yêu.

Chế áo len thành yếm cổ cho bé. (Ảnh minh họa)

16. Mẹ không nên vứt cả chiếc bỉm mới chỉ vì phần dán của nó đã bị bong hoặc không còn dính nữa. Chỉ cần dùng băng dán cá nhân hoặc băng dán y tế là miếng bỉm lại có thể dùng bình thường.

17. Mẹ có thể giúp bé hết trớ bằng cách đặt bé ngồi trên đùi mẹ và dùng chân mẹ di chuyển phần cơ thể bé thành một vòng tròng trong khi tay vẫn giữ đầu bé đứng yên.

18. Mẹ có thể tự tạo bồn tắm đầy bọt bằng cách trộn xà phòng rửa tay tạo bọt cùng sữa tắm thường dùng và nước vào một cái chai. Sau đó mỗi khi tắm chỉ cần mang ra dùng.

19. Mẹ nên chuẩn bị sẵn bỉm trước cho bé. Không bao giờ đợi hết mới chạy đi mua.

20. Khi đưa bé đi ra ngoài chơi mẹ cần chuẩn bị sẵn một chiếc túi trong đó có tất cả đồ dùng cần thiết cho bé như bỉm giấy, bình sữa, khăn mặt, núm vú… để có thể lấy ra dùng bất cứ khi nào.

21. Để mang vác ghế an toàn dùng trên xe ô tô cho bé thì mẹ nên cắt một miếng xốp mềm có hình ống rồi gắn vào phần quai xách. Điều này giúp mẹ đỡ bị đau tay khi xách ghế.

Dùng miếng lót giúp tay mẹ đỡ đau hơn. (Ảnh minh họa)

22. Nếu nhà có nhiều tầng mẹ cần chuẩn bị vài miếng bỉm, kem bôi, khăn lau và thùng rác ở mỗi tầng để không mất công lên xuống nhiều lần.

23. Khi mua quần áo cho bé ưu tiên chọn đồ có khóa bấm, hạn chế nút cài. Việc này giúp thay quần áo cho bé nhanh chóng hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bc07e6976801b6e8c3101f2)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY