Kinh tế xã hội hôm nay

4 bệnh nhân Covid-19 rất nặng, nguy kịch, ngành y tế huy động toàn lực điều trị

Những ngày qua ngành y tế đã huy động toàn lực điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, căng sức tập hợp kể cả các đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi nhất thông qua các cuộc hội chẩn từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong các trường hợp dùng ECMO hay lọc máu.

Chiều 10/4, Tiểu ban Điều trị, Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã hội chẩn công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Hiện nay, có rất nặng, nguy kịch nhưng chưa có trường hợp nào Tu vong.

Bệnh nhân 19 - là bác gái của 17, đã cai ECMO, vẫn phải thở máy, tuy nhiên xuất hiện cơn ngừng tuần hoàn ngày 8/4 và được Hội đồng chuyên môn hội chẩn khẩn ngay trong đêm, nhờ đó tình trạng người bệnh đã được cải thiện hơn.

Các bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh cho biết đến hôm nay đã có cải thiện, không tổn thương não sau ngừng tim, nghe, đáp ứng các yêu cầu các bác sỹ.

Bệnh nhân 91 (43 tuổi, phi công người Anh) vẫn đang trong tình trạng rất nặng, tổn thương đa tạng, nhiễm trùng, xuất hiện suy tim phải. Viêm phổi nặng, lọc máu ngày thứ 4, hiện tượng tăng đông diễn ra nặng nên phải thay 4 lần quả lọc máu, ECMO ngày thứ 3.

Điều động viên nhất của ca bệnh này đối với hội đồng chuyên môn lúc này là tải lượng virus SASR-CoV-2 của giảm. Hiện Hội đồng chuyên môn và các bác sỹ đang điều trị bằng tất cả tâm lực, trí lực và kinh nghiệm điều trị.

Về lý do tại sao trường hợp này mới 43 tuổi nhưng lại có diễn biến nặng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, dù không thuộc nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền) nhưng có thể do độc tính của virus gây bệnh. Cùng đó, có cân nặng 100 kg, với chiều cao 1,83 m. Nếu tính theo chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) thì này có yếu tố béo phì.

Đây là một trong những nguyên nhân có thể đưa này vào nhóm nguy cơ có thể diễn biến nặng. Điều này phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới.

Các bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - tuyến đầu điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Bệnh nhân 161, 88 tuổi, từ BV Bạch Mai chuyển sang, có tiền sử bị tai biến, xuất huyết não và liệt 1/2 người bên trái, Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đề nghị các bác sỹ điều trị trực tiếp xem xét thời điểm để mở nội khí quản cho người bệnh.

Bệnh nhân 251, 64 tuổi, vừa được chuyển lên từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, có tiền sử gout nặng, uống rượu, xơ gan. Ca bệnh này đã được các bác sỹ khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai và BV Nội tiết TW và hội đồng chuyên mốn tư vấn trao đổi về vấn đề dinh dưỡng, điều trị gout, xơ gan, chống đông.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, "chúng ta tự hào đến bây giờ chưa có ca Tu vong nào do Covid-19 nhưng đã có những ca bệnh nặng, rất nặng thậm chí có tiên lượng Tu vong". Những ngày qua ngành y tế đã huy động toàn lực điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, căng sức tập hợp kể cả các đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi nhất thông qua các cuộc hội chẩn từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong các trường hợp dùng ECMO hay lọc máu.

"Đánh giá các ca này tiên lượng Tu vong vẫn còn nên đội ngũ thầy Thu*c đang tập trung tất cả những thầy Thu*c giỏi nhất, phương tiện y tế hiện đại nhất, đặc biệt là sự theo dõi tận tình của đội ngũ y bác sĩ, chúng ta sẽ cố gắng chiến đấu, để cứu chữa, giữ mạng sống cho các bệnh nhân"- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Theo Nhịp Sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/4-benh-nhan-covid-19-rat-nang-nguy-kich-nganh-y-te-huy-dong-toan-luc-dieu-tri-2020041020395408.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY