Hô hấp hôm nay

5 điều tuyệt đối kiêng kỵ để bệnh quai bị nhanh khỏi

Bệnh quai bị được coi là bệnh nhẹ, có thể tự khỏi trong 1 tuần nhưng lại dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng nếu người bệnh không biết kiêng kỵ đúng cách.

Bệnh quai bị còn được gọi là trá ta, má chàm bàm, bệnh ông địa, là bệnh do Paramyxovirus gây nên biểu hiện bằng dấu hiệu viêm tuyến nước bọt ở mang tai.

Bệnh tuy lành tính và có thể khỏi trong vòng 1 tuần nhưng nếu không biết kiêng cữ thì có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, dẫn đến vô sinh. 

Vì thế người mắc bệnh quai bị nên nhớ những điều kiêng kỵ dưới đây để nhanh chóng tống khứ bệnh và tránh được nhiều biến chứng.

1. Cách ly

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan trực tiếp qua đường hô hấp do các tuyến nước bọt bị nhiễm virus khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Vì thế người bệnh cần được cách ly khoảng 2 tuần kể từ khi phát hiện bệnh, tuyệt đối không đến những nơi tập trung đông người như bệnh viện, trường học… để tránh lây nhiễm cho người khác. 

Người bệnh cũng cần được dùng riêng những đồ dùng cá nhân như bát đũa, bàn chải, khăn mặt, khăn tắm… và đeo khẩu trang phòng lây nhiễm bệnh cho người khác. Người nhà khi mang đồ ăn thức uống vào cho người bệnh cũng cần đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm.

2. Kiêng gió và nước lạnh

Đây là 2 điều kiêng kỵ thường được nhắc đến đầu tiên nếu chẳng may mắc bệnh quai bị. Vì gió và nước lạnh sẽ làm quai bị sưng to và đau hơn. 

Vì phải kiêng nước nên nhiều người thắc mắc vậy khi bị bệnh quai bị có được tắm không, có được đánh răng không, có được rửa tay không…? Câu trả lời là có. Người bệnh có thể tắm để làm sạch cơ thể, diệt vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, nhưng nên tắm nhanh, bằng nước ấm ở nơi kín gió, tuyệt đối không ngâm mình trong bồn tắm lâu. 

Nếu ngại nước, người bệnh nhất thiết phải lau người và thay quần áo hàng ngày để làm sạch cơ thể. Ngoài ra, người bị bệnh quai bị phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối để làm sạch miệng, tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển. 

3. Kiêng đồ nếp, đồ chua

Những món ăn có vị chua khoái khẩu thường ngày như cóc, me, sấu, dưa chua… không phải là thực phẩm dành cho những người bị bệnh quai bị. Vì những thực phẩm có vị chua này làm tăng tiết nước bọt, chỗ bị quai bị sẽ sưng to lên, lâu khỏi và dễ biến chứng. Đồ nếp như xôi, bánh chưng cũng gây ra tình trạng này. 

Tuy có vị chua nhưng cam, chanh lại là thực phẩm rất tốt cho những người bị bệnh quai bị. Chúng giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, khi bị bệnh quai bị, nếu mỗi ngày uống một cốc nước cam thì thời gian mắc bệnh có thể được rút ngắn chỉ còn 1/3.

4. Kiêng vận động mạnh

Người mắc bệnh quai bị nên hạn chế vận động, thường xuyên nghỉ ngơi, nếu không có thể gặp biến chứng như tinh hoàn bị sưng, đau, dễ dẫn đến viêm tinh hoàn, gây ra vô sinh sau này. 

5. Không tự ý dùng Thu*c

Không tự ý dùng các loại Thu*c bôi, uống, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc. Nếu mắc quai bị kèm sốt cao hãy đến cơ sở y tế thăm khám để được hướng dẫn dùng Thu*c cho phù hợp.

Theo Tuổi trẻ Thủ đô

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/5-dieu-tuyet-doi-kieng-ky-de-benh-quai-bi-nhanh-khoi-n305978.html)

Tin cùng nội dung

  • Xưa Tết cổ truyền có hàng loạt điều kiêng kị để không bị “rông” cả năm. Tùy từng vùng miền mà có kiêng kị khác nhau, nhưng xã hội ngày càng phát triển nên tới nay có cái còn, có cái đã mai một.
  • Tỏi cũng có tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm và có những thời điểm tuyệt đối không nên ăn tỏi.
  • (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).
  • Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Tuyệt đối không được chích, rạch vết thương khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bởi việc này khiến bệnh nhân càng gặp nguy hiểm, do nọc rắn lục gây rối loạn cơ chế đông máu dẫn đến mất máu.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY