Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 sai lầm cần tránh khi ăn trái cây, nếu không muốn “biến lợi thành hại” cho sức khỏe

Trái cây được xem là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cực kỳ dồi dào cho cơ thể. Lợi ích là thế, nhưng chúng ta vẫn không nên ăn tuỳ tiện. Bên cạnh đó, hãy nhớ tránh ngay 5 sai lầm này mỗi khi ăn trái cây, nếu không muốn “biến lợi thành hại” cho sức khỏe.

1. Ăn trái cây tráng miệng ngay sau bữa ăn

Người Việt ta thường có thói quen ăn tráng miệng bằng trái cây và nghĩ rằng đó là một cách làm sạch miệng, cũng như giúp dễ tiêu hơn.

Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại, việc ăn trái cây ngay sau khi kết thúc bữa ăn có thể khiến ta đối mặt với tình trạng khó tiêu. Đấy là do bên trong trái cây có chứa một lượng lớn các loại các loại đường fructose khiến cho việc tiêu hoá thức ăn bị làm chậm lại. Ngoài ra, chất plavon trong nhiều loại trái cây còn dễ bị vi khuẩn đường ruột phân hủy thành axit thioxianic, về dài lâu gây nên bệnh tuyến giáp trạng.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị chúng ta chỉ nên dùng trái cây sau 30 phút khi ăn, tránh tạo áp lực lên dạ dày lúc đang thực hiện chức năng tiêu hoá (Ảnh: Internet)

2. Ăn trái cây thay các bữa chính để giảm cân

Nhiều chị em thường suy nghĩ rằng, để giảm cân thì nên hạn chế các chất bột đường và cần tăng cường nhiều thực phẩm chứa chất xơ hoặc vitamin và khoáng chất. Nên đã cố ý thay đổi cơm thành trái cây để ăn trong các bữa chính. Và đây là một quyết định cực kỳ tồi tệ đối với sức khoẻ.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thói quen ăn trái cây thay cho bữa chính đã đi ngược lại quy tắc giảm cân lành mạnh. Thứ nhất, trái cây không thể cung cấp protein và axit béo thiết yếu cho cơ thể. Việc thiếu protein sẽ cản trở quá trình hình thành cơ bắp còn thiếu axit béo thiết yếu sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ.

Thứ hai, trái cây chứa lượng đường cao hơn một số loại thịt và rau thường dùng trong bữa chính. Ăn quá nhiều trái cây có thể gây dư thừa đường, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm ảnh hưởng đến kết quả giảm cân. Người có lượng đường trong máu bình thường được khuyến nghị tiêu thụ 200-350 g trái cây tươi mỗi ngày. Nếu có lượng đường trong máu cao, không nên ăn quá 200 g trái cây một ngày.

3. Gọt trái cây sẵn và trữ trong tủ lạnh

Một số loại trái cây như: táo, cam, bưởi... cần phải giữ lớp vỏ nguyên vẹn để bảo toàn các chất dinh dưỡng như: vitamin C, folate, pectin,... Nguyên nhân là vì chúng có thể bị tiêu huỷ dần dưới tác động của ánh sáng, không khí và nhiệt độ. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mọi người không nên gọt vỏ trái cây, cắt nhỏ và trữ sẵn trong tủ lạnh để ăn dần, nếu không muốn làm mất các dưỡng chất quý giá có trong trái cây. Không chỉ thế, gọt vỏ, cắt sẵn trái cây để trong tủ lạnh có thể làm cho quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn diễn ra nhanh hơn.

Nên thưởng thức trái cây ngay sau khi gọt và cắt miếng để nhận được nhiều chất dinh dưỡng nhất (Ảnh: Internet)

4. Ăn trái cây khi bụng đang đói

Trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và các vitamin - vừa giúp tăng cường sức khỏe, lại hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng có thể ăn khi bụng rỗng, đặc biệt là các loại trái cây có chứa nhiều axit như: hồng, chuối, cam, quýt, táo gai,... Vì nó có thể kích thích dạ dày tiết ra các axit dịch vị kể cả khi bụng đã rỗng, kết hợp với các chất có trong trái cây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, gây đau bụng, đầy hơi.

5. Ép nước trái cây nhưng không bỏ hạt

Dùng trái cây để ép thành nước cũng cũng là một cách hữu hiệu để vừa bổ sung nước vừa cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, việc chế biến nước ép trái cây tưởng dễ nhưng lại không dễ, có một số việc nếu chúng ta không chú ý khi ép nước trái cây sẽ vô tình biến từ lợi thành hại cho sức khỏe. Điển hình như việc mọi người thường không bỏ hạt ra mỗi khi ép trái cây chẳng hạn.

Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, họ đã tìm thấy chất cyanogenic gây hại cho sức khỏe - thường có trong hạt của các loại trái cây. Nếu dung nạp một lượng lớn chất cyanogenic sẽ gây các vấn đề tiêu hóa, chóng mặt, hạ huyết áp, đau đầu,…  

Tốt nhất khi ép trái cây bạn đừng quên bỏ hạt. Ngay cả một hạt nhỏ của trái cây cũng có thể làm hỏng hương vị nước ép của bạn và cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn (Ảnh: Internet)

Nếu muốn giữ gìn mọi lợi ích trái cây nhằm giúp bạn nhận được nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, tốt hơn hết hãy tránh 5 sai lầm như trên mỗi khi ăn trái cây nhé. Bên cạnh đó, không nên quá lạm dụng vì chúng có chứa khá nhiều đường fructose, dễ dẫn tới nguy cơ tiểu đường và nhiều loại bệnh tật khác.

Xem thêm: Những người đi đại tiện vào 4 thời điểm này mỗi ngày thể hiện sức khỏe tốt

 Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/5-sai-lam-can-tranh-khi-an-trai-cay-neu-khong-muon-bien-loi-thanh-hai-cho-suc-khoe-36009/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY