Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

7 cách giảm đau lưng sau sinh đơn giản dành cho các mẹ

Đau lưng sau sinh có thể kéo dài từ 6 - 12 tháng. Bạn có thể chủ động kiểm soát tình trạng này bằng cách thực hiện các biện pháp giảm đau trong bài viết sau

đau lưng sau sinh xuất hiện với tần suất dày đặc có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và khó chịu. bạn có thể chủ động kiểm soát tình trạng này, bằng cách thực hiện các biện pháp giảm đau đơn giản như chườm nóng, massage, thay đổi chế độ dinh dưỡng, sử dụng dụng cụ hỗ trợ,…

Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh

Rối loạn hormone

Nguyên nhân chính khiến bạn bị đang lưng sau khi sinh là do rối loạn hormone. Khi mang thai, cơ thể sẽ giải phóng hormone progesterone và relaxin nhằm thư giãn dây chằng và khớp xương chậu.

Sau khi sinh, cơ thể cần một thời gian để ổn định hàm lượng hormone này. vì vậy bạn vẫn có thể bị đau lưng trong giai đoạn này.

Tăng cân

Phụ nữ thường có xu hướng tăng cân nhanh khi mang thai. Ngay cả khi bạn sinh con, cân nặng vẫn chưa thể quay trở lại như ban đầu.

Trọng lượng cơ thể cao sẽ gây áp lực lên hông và vùng thắt lưng, gây ra cơn đau nhức ở vị trí này.

Loãng xương

Từ tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu phát triển xương nên sẽ cần hàm lượng canxi lớn. Nếu không đáp ứng đủ lượng canxi cho cơ thể và thai nhi, bạn có thể gặp phải tình trạng loãng xương thoáng qua. Tình trạng này có thể kéo dài đến thời gian sau khi sinh.

Loãng xương có thể được cải thiện nếu bạn cung cấp đủ dưỡng chất để xương tái tạo tế bào. Tuy nhiên trong thời gian xương chưa phục hồi, bạn có thể bị đau nhức lưng và các vị trí xương khớp khác.

Tác động từ việc sinh nở

Trong quá trình sinh nở, phụ nữ phải sử dụng lực để đưa em bé ra ngoài. Áp lực này khiến cơ thể suy yếu, mệt mỏi, xương khớp tổn thương và đau nhức.

Bạn cần khoảng vài tháng để cơ thể phục hồi. vì vậy ngay sau khi sinh, triệu chứng đau lưng vẫn có thể xuất hiện thường xuyên.

Chăm sóc em bé

Thời gian sinh hoạt của em bé thường trái ngược với giờ giấc sinh hoạt của mẹ. Bạn có thể phải thức khuya, ngủ không đủ giấc và mệt mỏi khi chăm sóc em bé.

Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và hệ thống xương khớp. Bạn sẽ thường xuyên nhận thấy đau lưng, mỏi gối trong giai đoạn này.

Tư thế cho bé bú

Tư thế ngồi cho bé bú không đúng có thể gây căng thẳng lên lưng dưới và làm phát sinh cơn đau.

Ngoài ra, cơn đau lưng sau khi sinh có thể do lười vận động, tính chất công việc, chế độ dinh dưỡng,…

Cơn đau lưng sau khi sinh chỉ kéo dài một thời gian nhất định và sẽ biến mất khi cơ thể phục hồi. các chuyên gia cho rằng, mất khoảng 6 tháng để hormone relaxin trở lại mức ổn định. với những người hoạt động thể chất nặng nề ngay sau khi sinh nở, cơn đau lưng có thể kéo dài từ 10 – 12 tháng.

Các cách giảm đau lưng sau khi sinh đơn giản

Cơn đau lưng xuất hiện liên tục trong khoảng 6 – 12 tháng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và khó chịu. bạn có thể thực hiện những biện pháp giảm đau đơn giản ngay tại nhà để cải thiện tình trạng này.

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thừa cân và loãng xương là hai yếu tố dẫn đến đau nhức lưng sau khi sinh. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng để tăng cường mật độ xương và giảm trọng lượng cơ thể.

Khi xương chắc khỏe, mức độ chống chịu với những tác nhân vật lý sẽ được cải thiện đáng kể. Từ đó bạn sẽ nhận thấy tần suất cơn đau xuất hiện giảm đi rõ rệt.

Bên cạnh đó, việc cải thiện cân nặng sẽ làm giảm căng thẳng, áp lực lên đốt sống thắt lưng và xương chậu.

2. Thực hiện tư thế đúng

Bạn nên ngồi, đứng và nằm đúng tư thế. khác với người khỏe mạnh, thời điểm sau sinh cơ thể thường nhạy cảm và dễ đau nhức. tư thế sai lệch không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc xương mà còn chèn ép lên đốt sống và các khớp, khiến bạn dễ bị đau nhức hơn bình thường.

Ngoài ra bạn nên cho trẻ bú đúng tư thế. Nên ngồi thẳng lưng và giữ cho trẻ bú một cách thoải mái. Hoặc bạn có thể nằm nghiêng để trẻ bú. Tư thế này có thể giữ đốt sống ở trạng thái cân bằng, giảm áp lực lên đốt sống lưng và xương chậu.

3. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Việc bế em bé trong thời gian dài sẽ gây căng thẳng, áp lực lên xương, đốt sống. Do đó bạn có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ (địu trẻ em) để giảm áp lực lên cơ quan xương khớp.

Hơn nữa, bạn nên hạn chế bế trẻ quá nhiều. Trẻ sẽ có xu hướng đòi hỏi khi được bế thường xuyên.

4. Không di chuyển quá nhiều

Khung xương chậu cần ít nhất 3 tháng để phục hồi trở lại. Trong thời gian này bạn nên hạn chế di chuyển. Vận động nhiều có thể khiến xương chậu va chạm với những cơ quan xương khớp lân cận như chỏm xương đùi, xương cùng,…

Ngoài ra, bạn nên sử dụng giày dép đế bệt để dễ dàng khi đi lại. Đi giày cao gót làm tăng áp lực lên hông, khiến cơn đau nhức xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.

5. Massage

Massage có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giảm chèn ép lên các cơ quan xương khớp, giải phóng dây thần kinh bị đè nén,… đây là biện pháp thư giãn và giảm đau lưng an toàn đối với phụ nữ đang mang thai và phụ nữ sau khi sinh.

Bạn có thể nhờ người thân trong gia đình massage nhẹ nhàng lên vị trí đau nhức. Trong trường hợp cơn đau âm ỉ và kéo dài, bạn có thể đăng ký khóa massage chuyên sâu được nhân viên vật lý trị liệu thực hiện.

6. Chườm nóng

Chườm nóng là cách giảm đau nhức khá phổ biến. nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ kích thích máu lưu thông, giảm đau và sưng viêm.

Bạn nên sử dụng nước ở nhiệt độ từ 60 – 70 độ C, đặt túi chườm lên vùng đau nhức trong khoảng 15 phút. Áp dụng khi cơn đau xuất hiện hoặc thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày.

7. Thực hiện các bài tập

Luyện tập là cách phục hồi xương khớp và cơ thể nhanh chóng. bạn có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng để giảm đau và cải thiện độ dẻo dai, chắc khỏe của xương khớp.

Hoặc tập luyện những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như yoga, bơi lội,… để cải thiện cơn đau nhức ở lưng.

Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Cơn đau lưng sau khi sinh cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý tiềm ẩn. do đó bạn cần chủ động đến bệnh viện khi nhận thấy những dấu hiệu sau:

    Đau lưng kèm sốt

Nếu bạn đã thực hiện những biện pháp giảm đau đơn giản nhưng triệu chứng không có dấu thuyên giảm, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và tiến hành điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-lung-sau-sinh)

Tin cùng nội dung

  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY