Khoa học hôm nay

7 món ăn kinh dị nhất do Từ Hy Thái Hậu nghĩ ra

Bữa tiệc mà Từ Hy Thái Hậu dùng để chiêu đãi sứ thần nước ngoài nhân dịp Tết xuân Canh Tý năm 1874 với 7 món đặc biệt đã tiêu tốn gần 400 lượng vàng. cần 1.750 người phục dịch.

Yến tiệc linh đình này được tổ chức tại Duy An Cung bao gồm 400 khách, 140 món ăn , khai tiệc đúng lúc 12h đêm giao thừa và kết thúc vào giờ Tý đêm mùng 7 Tết tại Duy An Cung.

Việc chuẩn bị cho bữa tiệc được bắt đầu từ rằm tháng 2 năm 1873 (Quý Dậu) và mỗi tỉnh của Trung Quốc phải cử ra 10 đầu bếp giỏi nhất để về kinh bàn về thực đơn. Sau gần 2 tháng hội ý, họ đã thống nhất thực đơn gồm 140 món, trong đó có 7 món đặc biệt, mỗi món chỉ dùng trong 1 ngày.

Các sứ thần Phương Tây được nhận thiệp mời từ ngày 23 tháng Chạp năm 1873 bao gồm 212 khách trong phái đoàn 8 nước liên minh do Thái Thú Lý Hồng Chương mời và 188 công thần triều Thanh được tuyển chọn.

Tại Duy An Cung, vào đêm 30 tết, Từ Hy Thái Hậu dự lễ trừ tịch ở Tôn Long Miếu. Sau đó, Thái Hậu xuất cung khi 3 hồi chiêng trống long phụng vang lên. Lý Hồng Chương khom mình vén rèm long kiệu do 8 vệ sĩ lực lưỡng khiêng. Thái Hậu Từ Hy mặc áo bào đỏ có thêu rồng vàng, đầu đội mũ bình thiên khẽ lách mình ra và gật chào quan khách, phẩy nhẹ phất trần mời quan khách ngồi xuống.

Trước khi bữa tiệc bắt đầu, Thái thú Lý Hồng Chương phát biểu ý kiến về ý nghĩa của yến tiệc nhằm thắt chặt tình hữu nghị của nhà Thanh với 8 nước phương Tây. Sau đó, sứ thần nước Anh thay mặt 8 nước đáp lại.

Từ Hy thái hậu.

Đại tiệc bắt đầu sau 3 tiếng ngọc khánh. Quan khách ngồi cách nhau khoảng 1m. Sau lưng mỗi người là 1 nô tỳ nữ và 1 nô tỳ nam phục vụ. Món ăn đầu tiên được dọn lên. Nhạc tấu lên một bản sau khi ăn hết 1 món. Thực khách được uống 1 chén rượu đại bổ có tác dụng tiêu thực sau khi dùng xong 5 món. Mỗi ngày nhà bếp dọn lên 20 món trong đó có 1 món đặc biệt. Cứ mỗi lần dùng 1 món mới là Thái Hậu lại gõ ngọc khánh, một viên nội giám lại vòng tay xướng tên món ăn. Trong 140 món ấy, có 7 món rất đặc biệt, thậm chí được coi là rùng rợn.

1. Chuột Bao Tử

Chuột đồng được bắt về nuôi cho ăn toàn các vị Thu*c bổ, gạo trộn trứng gà và uống nước sâm, lê ép. Chuột được tắm rửa 2 lần/ngày bằng dầu hương liệu hảo hạng và nước trầm hương.

Chuột bao tử được lấy từ lứa con, cháu của những con chuột trên. Các đầu bếp sẽ bọc chuột bằng lớp bột giống như bánh bao. Khi thực khách đưa bánh lên miệng sẽ nghe được tiếng kêu của chuột bao tử còn sống bên trong. Món này giúp bổ tỳ và bổ mắt.

Tuy vậy, có rất nhiều sứ thần không dám ăn và đã từ chối món này hoặc là ăn để lấy lòng thái hậu. Điển hình là sứ thần Bồ Đào Nha khi nhìn thấy đuôi con chuột ngo ngoe trong miệng sứ thần nước bạn đã khiếm lễ từ chối.

2. Óc Khỉ

Gần núi Thiên Hoa ở Sơn Đông có bầy khỉ ăn hết cả rừng lê. Lê ở đây trị được các bệnh cam, thận, nhiệt uất và ho nên ăn thịt khỉ rất thơm lại trị được bệnh, nhưng óc khỉ là bổ nhất.

80 con khỉ choai choai chưa thay lông được bắt về đãi khách. Trước giờ đãi khách, mỗi con khỉ được đặt vào cái lồng nhỏ, được khoét một lỗ vừa đủ để đầu khỉ ló lên được. Khỉ không nhúc nhích được do có gông. Khi ăn, người phục dịch sẽ giáng chiếc chày ngà xuống đầu khỉ khiến con khỉ ch*t ngay và không kịp kêu một tiếng. Sau đó, rưới sâm nóng lên đầu khỉ để óc tái đi một chút. Cứ 5 vị khách ăn một bộ óc khỉ bằng cách dùng muốn bạc múc để ăn.

3. Sơn Dương Trùng

Các thợ săn Hồ Bắc đã bắt được 6 con dê núi đang có bầu tại cánh rừng vùng Thiên Tân. Đàn dê này được chăm sóc rất được biệt, chỉ cho ăn cỏ Vân Nam. Giống như Đông Trùng hạ thảo - một loại cỏ quý có tác dụng bổ can thận. 6 con dê được ăn cỏ quý cộng thêm ăn các lá cây Thu*c bổ khác thì càng mập và đẻ ra lứa con khá khỏe mạnh, to lớn hơn so với các con dê khác

Dê con được 2 tháng tuổi sẽ được chọn lấy 14 con giao cho nhà bếp làm lông , rồi moi ruột và ngâm chúng vào thùng gỗ to đựng rượu quý và nước gừng. Sau 2 ngày, dê được vớt ra bỏ vào bể sứ chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung. 2 ngày tiếp theo, họ cắm hoa sen trắng cắm đầy mình dê. Cứ thế, ngâm đến ngày thứ 10 (đúng ngày mùng 7 tiệc tàn) xuất hiện những con trùng trắng muốt đầy trong hoa sen.

Những người trong nhà bếp sẽ nhặt lấy trùng sơn dương chế biến thành món ăn có tác dụng bổ, trị các bệnh lao phổi, bán thân bất toai, tê bại..

4. Cỏ Phương Chi

Cỏ Phương Chi chỉ mọc vào những năm nhuận, vào ngày trung thu và sống rất ngắn( chỉ 1-1,5 tháng) ở trên đá của ngọn núi Thái Hoàng. Nếu gặp phải gió bắc đầu mùa thì khô héo ngay. Vì vậy, muốn lấy được cỏ, phải dắt ngựa đực trắng tuyền lên đó trước 1 ngày. Khi mặt trời vừa mọc, dẫn ngựa tới phiến đá ăn cỏ, khi ngựa ăn xong chém ngựa ch*t ngay và mổ bụng lấy dạ dày đem về phơi khô, chế Thu*c

Trong bữa tiệc đãi khách, cỏ phương chi được nấu với Long Tu. Ai ăn được món này sẽ sảng khoái tinh thần và không thấy mệt mỏi cả tháng.

5. Tinh Tượng

Những tai yến to, tốt được nấu với nước nhân sâm và đường cao Ly. Sau đó nhồi bột phấn Kiết Châu nấy với nước lê Vân Nam cho khô lại, rồi nặn thành từng hình voi nhỏ, nung chín, cứng đặc. Sau đó khoét trên voi ấy một lỗ nhỏ cho vừa 1 bong bóng cá đã ngâm Thu*c bắc khô. Đem đi hấp. Khi khách ăn, sẽ lấy kim vàng chọc thủng rồi cho chất ấy vào trong chén bạc để uống. uống món này sẽ giúp bổ lục phủ ngũ tàng, trị các chứng nhức mỏi.

6. Trứng Công

Trứng công rất khó lấy vì công sẽ chống cự dữ dội để bảo vệ trứng của nó. Nhiều khi không lấy được trứng do công phá vỡ ổ trứng. Muốn đãi khách món này cần 100 con khỉ đã được huấn luyện để lấy trộm trứng công. Kết quả là lấy được 500 trứng công để đãi khách, nhưng khỉ lại bị ch*t mất 1/3.

7. Heo Sữa Phúc Châu

Có một giống heo quý, thịt thơm, chỉ ăn một loại củ mọc ở đồi Châu Tịch Xương ở vùng Phúc Châu của Trung Quốc.

Trong bữa tiệc đãi khách, 100 con heo sữa nuôi được 2 tháng được đập ch*t mà không cần chọc tiết hay làm lông, sau đó thui qua 1 lượt để hết lớp lông. Rồi mổ bụng bỏ hết ruột gan ướp với các loai Thu*c quý trong 3 ngày đem cách thủy. Ăn vào sẽ rất ngon, xương mềm.

Theo QH/Dân Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/7-mon-an-kinh-di-nhat-do-tu-hy-thai-hau-nghi-ra-1132211.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài việc dùng Thu*c, chế độ ăn uống cũng một phần nào hỗ trợ người bệnh làm chậm quá trình tiến triển của căn bệnh nguy hiểm này.
  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY