Nhắc đến cơm cữ sau sinh, hàng loạt chị em lại ngán ngẩm lắc đầu. phần vì chán ăn, phần vì không hợp khẩu vị lại có nhiều món lặp đi lặp lại nhìn nản. thế nhưng, đồi với chị dung (sinh năm 1987, hà nội) thì khác hẳn. mỗi lần mở mâm cơm với chị là một lần hạnh phúc tràn trề, vì đó không phải là món ăn thông thường, mà còn là cả sự nỗ lực và tình yêu của chồng dành cho mình.
Sinh em bé thứ 2 được 1 tháng 20 ngày, chị cho biết mặc dù bình thường người nấu cơm cữ cho chị chủ yếu là bà ngoại nhưng không vì thế mà chồng bớt đi sự quan tâm tới vợ.
“Tháng đầu ông xã xin nghỉ ở nhà hỗ trợ các bà những việc phụ như lau dọn nhà cửa, giặt giũ, phơi phóng, chợ búa là chính. Lúc bà về quê hoặc bận thì ông xã là người đảm nhiệm tất cả mọi việc. Đặc biệt, thời gian bầu bí ông xã nấu nhiều hơn.”
Với đặc thù ngành quản lý khách sạn và du lịch, ông xã của chị Dung cũng bận rộn “đầu tắt mặt tối” với công việc, nhưng khi vợ sinh anh vẫn cố gắng cho chị nhiều thời gian, vừa chăm con, giặt đồ… lại nấu ăn chăm vợ đẻ.
“sáng chồng mình tranh thủ dậy sớm đi chợ mua thức ăn, đồ ăn sáng cho vợ cho cu con 8 tuổi nữa rồi đưa con đi học và đi làm. trưa tranh thủ về nấu cơm cho vợ rồi lại đi”, chị nói.
Là phụ nữ, ai cũng muốn được chồng chăm, chồng chiều, chị Dung cho biết, chị cảm thấy thương chồng và vô cùng cảm động dù đó chỉ là một hành động rất nhỏ anh làm cho chị.
“Mình lúc nào cũng trân trọng những gì đang có và cảm thấy thật may mắn vì có 1 người chồng như thế. Cuộc sống giản dị nhưng vợ chồng lúc nào cũng vui vẻ, cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống”.
Lại nói về mâm cơm cữ sau sinh, chị cho hay, vợ chồng chị và 2 bà nội ngoại cũng không khắt khe lắm trong kiêng cữ ăn uống. ngoài ra, chị và ông xã thường xuyên lên mạng tìm hiểu xem những gì tốt cho phụ nữ mang thai, sau sinh và em bé. làm thế nào để mẹ có một thai kỳ thật khoẻ mạnh, em bé sinh ra có sức đề kháng tốt và mẹ mau phục hồi sức khỏe nhất.
“Trong ăn uống mình kiêng những thức ăn có tính hàn như thịt trâu, dưa chuột, rau cải... những món chua, cay và một số thực phẩm gây mất hoặc tắc sữa. Sau sinh mình vẫn duy trì uống sắt và canxi từ 1-3 tháng để bù lại lượng sắt và canxi tốt nhất cho cơ thể... Trong mỗi bữa ăn chính mình ăn rất nhiều rau xanh và trái cây sau ăn.
Ngoài ra, mỗi ngày mình vẫn bổ sung thêm 2 ly sữa bầu hoặc sữa tươi ấm. Trái cây chủ yếu mình chọn là na, vú sữa, hồng xiêm, bưởi ngọt, chuối, nho ngọt...
Bữa ăn phụ chiều hoặc đêm mình thường ăn thêm cháo móng giò hạt sen, cháo gà ngải cứu, cháo chim câu. Trộm vía mình thấy lượng sữa rất dồi dào và 2 bé phát triển rất tốt về chiều cao cũng như cân nặng”, chị chia sẻ.
Chủ đề liên quan:
ăn gì sau sinh anh chồng ba bau bà bầu chị em chồng nấu cơm cơm cữ mâm cơm cữ mang thai nấu cơm nấu cơm cữ nấu cơm cữ cho vợ ở cữ