![]() | Tác giả bài viết: Bác sĩ CKII Hồ Cao Cường - Sản phụ khoa - Bệnh viện Mỹ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) |
BS CKII Hồ Cao Cường - Bệnh viện Mỹ Đức |
Chuột rút là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai, hiện tượng chuột rút thường là hậu quả của cả 1 quá trình thay đổi S*nh l* khi có thai, xảy ra khi con của bạn phát triển lớn lên từng ngày.
Chuột rút là các biểu hiện cảm giác căng cứng các nhóm cơ ở 1 bộ phận của cơ thể, chuột rút khi mang thai thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.
Chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thời kỳ “mang nặng”.
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai. trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai được các bác sĩ đã chỉ ra như:
- Tử cung lớn lên: em bé lớn lên từng ngày trong “ngôi nhà” của mẹ, “ngôi nhà” ấy phải lớn lên từng ngày để có không gian cho con phát triển, quá trình đó lớn nhanh trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu.
Sự căng dãn của dây chằng tròn: dây chằng tròn là 2 “sợi dây” ở 2 bên tử cung nhằm cố định tử cung trong vùng chậu, trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, tử cung to nhanh kéo theo dây chằng tròn dãn căng ra làm cho các mẹ bầu cảm giác căng cứng ở vùng chậu hông.
- Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân.
- Thiếu canxi: vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để có thể cung cấp cho sự phát triển của em bé. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể mẹ sẽ thiếu canxi để xài nhất là các nhóm cơ vẫn phải “lao động” dẫn đến rối loạn co dãn cơ.
- Xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng hoặc chảy máu *m đ*o là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, nhau tièn đạo, sẩy thai
- Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục khi đang mang thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn.
- Co thắt đi kèm với đau bụng dữ đội và buồn nôn hoặc sốt, rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc túi mật, viêm tuỵ, sỏi túi mật.
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.
- tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.
- Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.
- Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.
- tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ 800- 1500mg canxi nguyên tố/ngày.
Uống nhiều nước, tốt nhất nên bổ sung mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước là một trong những cách khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai. ảnh minh họa
- Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi (thịt, cá, trứng, rau - củ - quả, đặc biệt là chuối, nho khô, lê…).
- tắm bằng nước ấm. ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.
- khi nhận thấy bất cứ nghi ngại gì về dấu hiệu chuột rút trong lúc mang thai với cơn đau tiếp diễn kèm theo đau và sưng chân, chạm vào có cảm giác nóng xung quanh, cần đến ngay các cơ sở y tế để được sự trợ giúp kịp thời của các bác sĩ, có thể đó là nguy cơ bị đông máu thay vì chuột rút. riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sẩy thai.
- Khi bị chuột rút, thai phụ nên xoa bóp và kéo thẳng chân. Trường hợp sợ đau hoặc không biết phương pháp kéo sao cho đúng mẹ bầu chỉ nên thư giãn, massage vùng chuột rút. Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu dưới chân.
Để phòng ngừa, mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, bổ sung thêm canxi và vi chất. Hàng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là vùng chân, đùi các cơ vùng này luôn phải chịu sức nặng trong quá trình mang thai.
Chủ đề liên quan:
ba bau bà bầu bà bầu bị chuột rút bác sĩ bị chuột rút cách khắc phục chuột rút chuột rút khi mang thai khắc phục mang thai me va be phụ khoa phù nề khi mang thai thai nhi