Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Bà mẹ mang thai và nuôi con bú nên ăn gì

Chế độ ăn uống của bà mẹ trong thai kỳ, quyết định sự phát triển của thai nhi, là nguồn dự trữ tạo sữa trong thời gian nuôi con bú, đảm bảo cho bà mẹ mạnh khỏe, thì mới sinh và nuôi được đứa con khỏe mạnh, thông minh. Vậy bà mẹ mang thai, nuôi con bú phải ăn uống như thế nào?

Nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng, cho bà mẹ mang thai và cho con bú như sau:

1. Nhu cầu về năng lượng.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng tăng lên so với bình thường, đặc biệt vào thời kỳ 3 tháng cuối. Như vậy, đối với bà mẹ mang thai, nhu cầu năng lượng phải tăng lên 350 kcalo mỗi ngày, vào tháng thứ 3 trở đi, và tăng lên 500kcalo mỗi ngày, vào 3 tháng cuối và thời kì nuôi con bú. Mỗi ngày cần từ 2600 đến 2800 kcalo mỗi ngày, (bình thường phụ nữ cần 2200 đến 2300 kcalo mỗi ngày).

Nếu trong 3 tháng đầu, bà mẹ mang thai bị nghén, không ăn được, thì nên thay các bữa cơm bằng cháo, mì, súp, bún, phở, uống sữa tăng lên, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

2. Nhu cầu về chất đạm (protein).

Phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm 15g đạm mỗi ngày, phụ nữ cho con bú trong 6 tháng đầu, cần thêm 28g đạm mỗi ngày so với bình thường. Một phần chất đạm cần thiết cho sự tạo máu, phát triển các tổ chức trong cơ thể của mẹ, một phần cho phát triển của thai nhi, rau thai và dự trữ tạo sữa sau sinh. Nên ăn cả đạm động vật và thực vật. Đạm động vật bao gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, vân vân. Đạm thực vật gồm đậu, đỗ, lạc, vừng, vân vân. Đây là những thức ăn có giá rẻ hơn thịt cá, nhưng hàm lượng đạm cũng khá cao, lại chứa nhiều chất béo, giúp tăng năng lượng bữa ăn, và hấp thu tốt các loại vitamin tan trong dầu. Để đáp ứng được nhu cầu về chất đạm và năng lượng trên, các bà mẹ mang thai cần ăn thêm 1 bát cơm đầy, 30 đến 40g thịt hoặc 1 quả trứng, uống thêm 1 đến 2 cốc sữa mỗi ngày.

3. Nhu cầu về chất béo.

Cần cung cấp từ 20 đến 25%, năng lượng khẩu phần ăn từ chất béo, đặc biệt là các axit béo không no cần thiết như: omega 3, 6, 9 là các tiền chất của DHA và ARA, (Docosa Hexaenoic Axit), có nhiều trong các loại dầu thực vật, cá và hải sản. Việc cung cấp đầy đủ DHA, rất cần thiết cho sự phát triển của thị giác, và hệ thần kinh trung ương của thai nhi, và những ngày đầu sau sinh của bé. Nếu thiếu DHA trong bào thai, trẻ sinh ra sẽ có chỉ số IQ thấp hơn trẻ được cung cấp đầy đủ DHA. Mặt khác, việc cung cấp đầy đủ các axit béo chưa no chuỗi dài này, còn giúp cho bà mẹ ít có nguy cơ sảy thai, đẻ non.

4. Nhu cầu về các chất khoáng thiết yếu.

Nhu cầu về sắt: Sắt là chất khoáng quan trọng tạo hồng cầu, nếu thiếu sắt, bà mẹ sẽ bị thiếu máu, ảnh hưởng xấu đến sự tăng cân của mẹ, và những biến chứng sản khoa, như băng huyết sau sinh, (làm tăng nguy cơ Tu vong cho mẹ), thiếu máu (sẽ sinh ra những đứa trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, thiếu máu sau này), vân vân.

Sắt có nhiều trong trứng, sữa, thịt, các loại phủ tạng như gan, tim, bầu dục, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, các loại rau xanh thẫm như rau ngót, rau muống, mồng tơi, vân vân. Các thực phẩm có bổ sung sắt như bánh qui, nước mắm, vân vân.

Bà mẹ nên uống 30 đến 60mg sắt một ngày, từ khi bắt đầu mang thai cho đến sau đẻ 1 tháng.

Nhu cầu về canxi: Canxi dự trữ trong thời kỳ mang thai, tổng số khoảng 30 đến 40g, gần tương ứng với lượng canxi, để tạo bộ xương của thai nhi. Nhu cầu về canxi của bà mẹ, trong thời kỳ mang thai là 1200mg mỗi ngày, cho con bú là 1500mg mỗi ngày. Để cung cấp đủ nhu cầu canxi mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi như: sữa, tôm, cua, cá, các loại rau xanh. Ăn thêm các loại bánh có bổ sung canxi, nếu ăn ít, cần uống thêm các chế phẩm Thu*c có canxi và vitamin D.

Nhu cầu về kẽm: Kẽm là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều các loại enzym, nội tiết tố trong chuyển hoá chất đạm, chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Nếu thiếu kẽm, dễ gây sảy thai, đẻ non, thai già tháng hoặc ch*t lưu gần ngày sinh. Nhu cầu về kẽm cho phụ nữ mang thai và cho con bú, là 20 đến 30mg mỗi ngày. Kẽm có nhiều trong thịt, cá, hải sản, các thực phẩm có bổ sung thêm kẽm.

Nhu cầu về iốt: Thiếu iốt trong thời kì mang thai, sẽ sinh ra những đứa trẻ đần độn, (suy giáp trạng bẩm sinh), hoặc dễ gây đẻ non, sảy thai, thai ch*t lưu, trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như: liệt tay hoặc chân, điếc, ngọng, lác, vân vân. Iốt có nhiều trong các loại thực phẩm từ biển: cá, sò, rong biển, các loại thực phẩm có bổ sung iốt như: muối, bột canh, nước mắm và bánh qui. Nhu cầu về iốt cho bà mẹ mang thai và cho con bú là 170 đến 200 mcg mỗi ngày.

5. Nhu cầu về các vitamin thiết yếu.

Vitamin B9 (axit folic): Axit folic có vai trò quan trọng, chống lại những khiếm khuyết, hay còn gọi là dị tật của ống thần kinh của thai nhi, bà mẹ bị thiếu axit folic trong 3 tháng đầu, dễ sinh ra những đứa trẻ bị nứt đốt sống, thai vô sọ, trẻ suy dinh dưỡng bào thai. Nhu cầu về axit folic của phụ nữ mang thai là 400mcg mỗi ngày. Nguồn cung cấp axit folic là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại bánh, sữa dành cho bà bầu.

Vitamin A: Vitamin A có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể, thiếu vitamin A sẽ dẫn đến tăng tỉ lệ nhiễm trùng, Tu vong, gây khô mắt, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú, bà mẹ cần 650mcg vitamin A mỗi ngày.

Vitamin A có nhiều trong gan, sữa, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, còn dạng tiền vitamin là betacaroten, có nhiều trong các loại quả củ có màu vàng và đỏ như: cà rốt, gấc, đu đủ, cam, chuối, và các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau mồng tơi, rau đay, vân vân.

Các bà mẹ cần lưu ý, không được dùng vitamin A liều cao, trong thời kỳ mang thai dưới dạng dược phẩm, vì có thể gây quái thai, đẻ khó do rối loạn cơn co.

Vitamin D: Vitamin D có vai trò quan trọng trong hấp thu canxi và phốt pho, nếu thiếu vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20%, dễ gây tình trạng còi xương cho thai nhi từ trong bụng mẹ. Nguồn vitamin D chủ yếu là nguồn tiền vitamin D dưới da, nhưng phải được hoạt hóa bởi tia cực tím của ánh nắng mặt trời, vì vậy, để đủ lượng vitamin D mỗi ngày, bà mẹ mang thai cần phải có thời gian, tiếp xúc với ánh nắng từ 20 đến 30 phút vào buổi sáng. Nếu không phải bổ sung vitamin D dưới dạng Thu*c 200 đến 400 UI mỗi ngày.

Ngoài ra, nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như: dầu gan cá, lòng đỏ trứng, sữa có bổ sung vitamin D.

Vitamin B1: Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất bột đường (gluxit), nếu thiếu vitamin B1, bà mẹ có thể mắc bệnh tê phù, suy tim, viêm dây thần kinh ngoại biên. Vitamin B1 có nhiều trong vỏ các loại hạt gạo (cám), trong thịt, đậu đỗ. Nhu cầu cho bà mẹ mang thai là 1,1mg mỗi ngày.

Vitamin B2: Vitamin B2 tham gia tạo máu, làm lành các vết thương, chống rối loạn tiêu hóa. Vitamin B2 có nhiều trong các loại thức ăn động vật: sữa, thịt, trứng, rau quả. Nhu cầu vitamin B2 là 1,5 mg mỗi ngày.

Vitamin B6: Là coenzym của trên 60 phản ứng sinh hóa chuyển hóa protein, những phản ứng này liên quan đến hình thành chất trung gian thần kinh, và các chất điều hòa S*nh l* khác, tham gia tổng hợp nhân tế bào, hemoglobin, chuyển hóa đường trong cơ thể. Vitamin B6 có nhiều trong ngũ cốc, rau quả với hàm lượng từ 0,1 đến 0,3 mg trên 100g, trong các thức ăn nguồn gốc động vật từ 0,5 đến 0,9mg trên 100g. Nhu cầu vitamin B6 cho phụ nữ là 1,6 đến 2mg mỗi ngày, phụ nữ mang thai thêm 0,6 mg mỗi ngày.

Vitamin C: Vitamin C có vai trò quan trọng, trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng cường hấp thu sắt, phòng chống thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường sức bền thành mạch chống chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da. Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín, rau xanh, nhưng dễ bị mất và hao hụt do nấu nướng, bảo quản, nguồn viatmin C quan trọng là các loại quả tươi: bưởi, cam, quýt, chuối, dưa, vân vân.

Thạc sĩ, bác sĩ: Lê Thị Hải.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ba-me-mang-thai-va-nuoi-con-bu-nen-an-gi-n125069.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY