Kinh tế xã hội hôm nay

Bắc Giang: Kiệt sức, nhân viên y tế vẫn kiên cường nơi tâm dịch

(MangYTe) - Thời tiết nắng nóng, lại làm việc căng thẳng liên tục nhiều ngày đến 1 - 2 giờ sáng mới được nghỉ ngơi, khiến cho nhiều nhân viên y tế, tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch tại Bắc Giang kiệt sức, thậm chí có người đã bị ngất đi.

Mất nước nhưng lại không dám uống nước

Ngày hôm qua (26/5), trên mạng xã hội facebook chia sẻ thông tin, hình ảnh cùng clip cho thấy một nhân viên y tế bị kiệt sức, ngất xỉu khi đang lấy mẫu test covid-19 cho người dân. chủ tài khoản facebook đăng tải thông tin kèm chia sẻ: “bác sĩ kiệt sức tại núi hiểu, quang châu. các bạn đang được ở nhà hãy cảm thấy hạnh phúc và tuân thủ các quy định phòng dịch của chính quyền địa phương. đừng nghĩ ngoài kia là sung sướng, thực sự thương các bác sĩ tuyến đầu”.

Nhân viên y tế bị ngất xỉu khi lấy mẫu xét nghiệm tại thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên.

Lãnh đạo ubnd huyện việt yên, tỉnh bắc giang xác nhận, một nhân viên y tế bị kiệt sức, ngất xỉu khi đang test kháng nguyên nhanh, sàng lọc covid-19 cho người dân và công nhân đang sinh sống tại thôn núi hiểu, xã quang châu, huyện việt yên. được biết, đây là sinh viên của trường đại học kỹ thuật y tế hải dương, cùng đoàn công tác có mặt tại bắc giang từ ngày 16/5.

Theo giảng viên Hoàng Thị Hằng - Khoa xét nghiệm, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, thành viên phụ trách đoàn tình nguyện, do yêu cầu công việc gấp nên có thời điểm, các tình nguyện viên phải làm việc liên tục nhiều giờ, có khi 1 - 2 giờ sáng mới được nghỉ ngơi.

Tình nguyện viên kiệt sức sau nhiều ngày vất vả chống dịch.

Ngày hôm qua (26/5), do thời tiết nắng nóng lại làm việc căng thẳng liên tục nhiều ngày nên không ít tình nguyện viên mệt mỏi, đuối sức, đến buổi chiều có gần chục tình nguyện viên mệt lả hoặc ngất. Thế nhưng, sau một buổi nghỉ ngơi, các tình nguyện viên đều khỏe lại và sáng nay, hầu hết đã tiếp tục đến vùng dịch làm nhiệm vụ.

Từ sáng 26/5, phương án lấy mẫu xét nghiệm test nhanh tại chỗ được lực lượng y tế thực hiện tại các thôn: Núi Hiểu, Tam Tầng (xã Quang Châu); Trung Đồng (xã Vân Trung) ở huyện Việt Yên với gần 19.000 người được lấy mẫu.

Được biết, do làm việc ở những vùng có nguy cơ lây nhiễm bệnh nên các tình nguyện viên phải mặc quần áo bảo hộ kín, phải chịu tình trạng người đẫm mồ hôi, mất nước nhưng lại không dám uống nước và đi vệ sinh để bảo đảm an toàn phòng dịch.

Cố gắng để tiếp tục hỗ trợ công tác chống dịch

Sáng 27/5, chúng tôi gặp chị Nguyễn Phương Thảo (SN 1998), sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, quê ở tỉnh Tuyên Quang khi đang nghỉ tại trường Tiểu học Thu Hương (TP Bắc Giang).

Theo lời thảo, được trang bị kiến thức ngành y và từng tham gia phòng, chống dịch ở tỉnh hải dương nên khi nhà trường thành lập đội tình nguyện hỗ trợ tỉnh bắc giang chống dịch, thảo đã xung phong tham gia.

Ngay khi đến Bắc Giang, từ ngày 16/5, Thảo và các bạn bắt tay ngay vào nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở vùng dịch Việt Yên.

Đồng nghiệp hỗ trợ tình nguyện viên về nghỉ ngơi.

Hôm qua (26/5), khi làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm, do làm việc liên tục từ sáng đến đầu giờ chiều nên Thảo chóng mặt, đau đầu, co cơ. Được thầy cô và các bạn trong đoàn hỗ trợ, xoa bóp chân tay, uống nước, Thảo đã khỏe trở lại. Thảo chia sẻ, được nghỉ ngơi một ngày, sức khỏe ổn định trở lại, sẵn sàng tiếp tục đi làm nhiệm vụ.

Những ngày qua, nhiều đoàn tình nguyện của các tỉnh, tp với hàng trăm thành viên đã đến bắc giang hỗ trợ chống dịch với nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm phục vụ truy vết người liên quan đến bệnh nhân covid-19.

Theo giảng viên Hoàng Thị Hằng, xác định dịch còn diễn biến phức tạp, đoàn phân công, bố trí các thành viên làm việc theo nhóm, theo ca bảo đảm có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe để tham gia thực hiện nhiệm vụ lâu dài.

Tình nguyện viên Nguyễn Thị Thùy Linh, học năm thứ 3, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, quê ở tỉnh Phú Thọ cho biết, tuy phải làm việc vất vả nhưng các thành viên trong đoàn được người dân, nhất là thanh niên tình nguyện của tỉnh quan tâm chăm sóc chu đáo, không chỉ phục vụ đồ ăn phù hợp còn cung cấp sữa và các loại thực phẩm để chúng em bổ sung, bồi dưỡng.

“Nhiều hôm mệt quá, không còn cảm giác đói nhưng vì sự nhiệt tình của các bạn tình nguyện, chúng em động viên nhau cố gắng ăn, uống sữa, bù nước để giữ sức khỏe, tiếp tục hỗ trợ công tác chống dịch" - Linh tâm sự.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/bac-giang-kiet-suc-nhan-vien-y-te-van-kien-cuong-noi-tam-dich-421246.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn.
  • Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo, các sản phẩm testosteron theo đơn được phê duyệt chỉ dùng điều trị cho những người đàn ông có nồng độ testosteron thấp...
  • Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân...
  • Trung Quốc đang đề nghị nên có một lệnh cấm dùng ketamine trên toàn thế giới, bởi Thu*c đang được sử dụng “lậu” phổ biến tại cộng đồng theo mục đích sai trái.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Tôi thuộc tuýp đàn ông đơn giản, khá truyền thống. Vì vậy tôi chỉ luôn để ý và muốn cưới những cô gái vẻ đẹp tự nhiên, chân phương. Nhất là khi ngày càng nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp sửa mặt, gọt cằm, nâng mũi… tôi lại càng đề phòng và tránh xa.
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY