Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà phòng virus corona

(MangYTe) Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho trẻ, hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, vệ sinh đồ chơi, đảm bảo chặt chẽ chế độ dinh dưỡng… là những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm virus corona (nCoV) được bác sỹ đưa ra.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra, học sinh, sinh viên đã được cho nghỉ học để phòng ngừa sự lây lan của virus. Trong thời điểm này, phòng ngừa cho trẻ khỏi nhiễm virus ngay tại gia đình cũng là vấn đề các bậc phụ huynh quan tâm.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, Bác sỹ Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ truyền thông - Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế cho biết, với trẻ em khi ở nhà, bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh cho trẻ, đặc biệt khuyên trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.

“Các gia đình cũng nên mở cửa để không khí thông thoáng, nhất là những lúc trời nắng, để ánh nắng mặt trời có thể vào trong phòng. Môi trường ánh nắng cao có thể hạn chế sự lây lan, phát triển của virus, vi khuẩn”, Bác sĩ Nguyễn Đình Anh khẳng định.

Bác sĩ Nguyễn Đình Anh cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, đặc biệt với trẻ nhỏ. “Trước đây chúng ta duy trì thường xuyên bữa ăn cho trẻ đảm bảo đầy đủ vitamin, dưỡng chất thì nay cần duy trì chặt chẽ hơn để đảm bảo cho trẻ ăn, uống đủ tại nhà, tăng sức đề kháng”, Vụ trưởng Vụ truyền thông - Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế khuyến cáo.

Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Đình Anh cũng đề cập tới việc cần thiết phải vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ hay những vị trí như tay nắm cửa để chống lây nhiễm nCoV. Theo Bác sĩ Nguyễn Đình Anh, khi nCoV phát tán ra không khí thường bám vào bề mặt của các đồ vật, đồ chơi trẻ em, thậm chí cả trên điện thoại.

“Chúng ta cần thường xuyên sử dụng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để làm sao loại bỏ vết bẩn cũng như loại bỏ sự bám của vi khuẩn, virus trên bề mặt đồ dùng, đồ chơi của trẻ em”, Đình Anh nhấn mạnh.

Báo Thế giới và Việt Nam

Hà Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/bac-si-huong-dan-cach-cham-soc-tre-tai-nha-phong-virus-corona-108996.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY