Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bác sĩ nhi chia sẻ 4 mẹo chăm sóc trẻ hữu ích các phụ huynh nên biết

Bác sĩ nhi khoa chia sẻ một số mẹo chăm sóc trẻ hữu ích như cách xác định trẻ đang đói hay mẹo giúp trẻ ăn rau xanh nhiều hơn...

Cách để trẻ ngủ an toàn hơn

Bác sĩ nhi khoa Eve Colson khuyên khi cho trẻ ngủ trong cũi, nên để trẻ nằm ngửa, cũi không có nhiều đồ chơi hay chăn gối nặng vì trẻ có thể bị ngạt khi vặn mình.

Cho trẻ ngủ trên ghế bành hay ghế sô pha cũng có thể rất nguy hiểm.

Cách nhận biết trẻ đang đói

Trẻ có thể cho bạn biết chúng đang đói trước khi chúng khóc đòi ăn.

Trẻ báo hiệu mình đang đói bằng cách ngửi mùi và chuyển động cằm để tìm bình sữa/bầu sữa, cho tay vào trong miệng, mấp máy môi hay thè lưỡi ra ngoài.

Cách giúp trẻ đi ngủ nhanh hơn

Bác sĩ Erin Leichman chia sẻ mẹo giúp trẻ ngủ sớm đó là tạo một hộp sách truyện nhỏ (bằng giấy bìa hay nhựa) cho trẻ trước giờ đi ngủ. Có thể chọn những cuốn sách ngắn và dễ chịu.

Khi đó trẻ sẽ có ít lựa chọn hơn và mất ít thời gian để chọn sách đọc trước khi đi ngủ. Từ đó thời gian đọc truyện trước giờ đi ngủ sẽ được đẩy nhanh hơn và ít mệt mỏi cho phụ huynh.

Cách giúp trẻ tập ăn thức ăn mới

Theo ABC News, trẻ nhỏ có thể mất tới 12 lần để chấp nhận một loại thức ăn mới.

Chuyên gia cũng khuyến cáo không nên treo thưởng cho trẻ bằng đồ ăn bởi trẻ sẽ dần cho rằng bánh kẹo ngọt là tốt còn rau xanh là xấu.

Theo Hoàng Nguyên/ Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/bac-si-nhi-chia-se-4-meo-cham-soc-tre-huu-ich-cac-phu-huynh-nen-biet-d37846.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

Copy link

https://www.giadinhmoi.vn/bac-si-nhi-chia-se-4-meo-cham-soc-tre-huu-ich-cac-phu-huynh-nen-biet-d37846.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/bai-hoc-lam-me-109/bac-si-nhi-chia-se-4-meo-cham-soc-tre-huu-ich-cac-phu-huynh-nen-biet-358800)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY