Tin tức hôm nay

Tin tức

Bảo vệ sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh, thiếu niên

Năm nay, Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới 17/11 nêu bật tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần khỏe mạnh cho trẻ em, cũng như các hành động nhằm hỗ trợ, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho tất cả trẻ em và thanh, thiếu niên.

Sáng 17/11, tại hà nội, quỹ nhi đồng liên hợp quốc (unicef) phối hợp bộ lao động, thương binh và xã hội tổ chức lễ niệm ngày trẻ em thế giới 2021. đây là ngày ngày mà các chính phủ đã khẳng định cam kết tôn trọng và bảo vệ quyền của trẻ em được đề ra trong công ước quốc tế về quyền trẻ em, một ngày cho trẻ em, vì trẻ em.

Hiện nay, với áp lực từ cuộc sống, giáo dục, từ những kỳ vọng và từ các mối quan hệ, tỷ lệ những người gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần đã trở nên đáng lo ngại trong nhiều năm qua. có sự gia tăng về số trẻ em bị kỳ thị do sự khác biệt, cha mẹ cảm thấy áp lực quá lớn, và trẻ em bị cô lập do bị xâm hại, sao nhãng và gặp khó khăn.

Đặc biệt, sau gần hai năm đại dịch, trẻ em trên khắp thế giới đang thể hiện sự lo lắng, sợ hãi, bất an và bất ổn ở mức độ đáng lo ngại. ở nhiều quốc gia, đại dịch đã dẫn đến tình trạng trẻ em tự làm hại mình và tự sát ngày càng tăng. unicef kêu gọi đầu tư và hành động ngay lập tức để bảo đảm rằng đại dịch này không dẫn đến một cuộc khủng hoảng mất hy vọng, mất niềm tin và đánh mất ước mơ của thế hệ trẻ em trải qua đại dịch này.

Với chủ đề “bảo vệ sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên” - ngày trẻ em thế giới năm nay tập trung vào vấn đề sức khỏe tâm thần, qua đó, unicef và bộ lao động, thương binh và xã hội tin tưởng rằng đây thời điểm quan trọng để tập trung vào kiến tạo một thế giới hiểu biết hơn, chấp nhận hơn và hỗ trợ nhiều hơn cho trẻ em.

Trưởng đại diện unicef tại việt nam, bà rana flowers cho biết: “trong hai năm vừa qua, tác động của đại dịch được thể hiện rõ trên mọi lĩnh vực của công ước về quyền trẻ em, cho thấy sự thụt lùi trong việc đạt được tất cả các quyền trẻ em, ngày càng có nhiều trẻ em bị bỏ lại phía sau. đại dịch đã cho thấy rõ ràng những lĩnh vực chưa được giải quyết triệt để như bạo lực, tiếp cận kỹ thuật số hoặc lao động trẻ em. đại dịch cũng nêu bật sự bất ổn ở thế giới bên ngoài có thể ảnh hưởng đến thế giới bên trong chúng ta”.

Bà rana flowers chia sẻ: “rõ ràng rằng sức khỏe tốt - không chỉ là sức khỏe thể chất - mà còn là sức khỏe tâm thần. trẻ em không được gặp gỡ và tiếp xúc với bạn bè, bị mất đi những thói quen hằng ngày và phải đối mặt với sự sợ hãi và nỗi đau buồn, đại dịch đã cho thấy tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên”

Tại lễ kỷ niệm, thứ trưởng lao động, thương binh và xã hội nguyễn thị hà cho biết: trong bối cảnh đại dịch covid-19 đang tác động tiêu cực đến trẻ em và thanh, thiếu niên, các bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức cần quan tâm hơn và có hành động cụ thể để nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ em và người chăm sóc trẻ vượt qua đại dịch covid-19 với các giải pháp thiết thực và bền vững.

Bảo vệ sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh, thiếu niên -0 Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu ý kiến tại lễ kỷ niệm.

Theo đó, cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ nhằm sớm phát hiện, giảm các sang chấn tâm lý cho trẻ em; nhanh chóng triển khai các can thiệp về chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em với cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực về cả y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội; rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định của luật pháp và chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em trong hệ thống an sinh xã hội; phát triển nghề công tác xã hội trong đó có đội ngũ làm công tác hỗ trợ tâm lý xã hội trẻ em trong hệ thống trợ giúp xã hội; nghiên cứu, xây dựng các vhương trình, đề án khắc phục các tác động của đại dịch covid-19 đối với trẻ em, đặc biệt chú trọng chương trình hỗ trợ tổng thể, toàn diện, đa ngành về chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cũng hy vọng, những việc làm thiết thực và ý nghĩa sẽ góp phần bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, giúp các em có cơ hội phát triển tự tin trong tương lai.

Tại sự kiện, đại diện trẻ em và thanh, thiếu niên đã chia sẻ những câu chuyện của chính mình, qua đó cho thấy sự thiếu hiểu biết và kỳ thị là những yếu tố cơ bản ngăn cản các em nhận được những hỗ trợ cần thiết. các em cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội phù hợp cho trẻ em và thanh thiếu niên ở việt nam.

Các diễn giả tham gia buổi lễ cũng cho rằng, kỹ năng làm cha mẹ tích cực, mối quan hệ thân thiết, hỗ trợ với trẻ em kết hợp với việc lắng nghe, trò chuyện cởi mở, trung thực, không phán xét và không kỳ thị là những yếu tố cần thiết để trẻ em có được sức khỏe tầm thần mạnh khỏe và hạnh phúc, nhiều bậc cha mẹ cần được hỗ trợ để thực hiện vai trò quan trọng này…

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/bao-ve-suc-khoe-tam-than-cho-tre-em-va-thanh-thieu-nien-674323/)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY