Màu sắc của loài vật có khá nhiều công dụng: thu hút bạn tình, cảnh báo kẻ thù và thậm chí là ngụy trang.
Để tìm hiểu vì sao một loài vật lại có màu sắc thế, các nhà sinh học thường so sánh chúng với những loài có màu sắc tương tự, sinh sống ở trong khu vực thích hợp nhưng ở môi trường khác.
Chẳng hạn, dù sống ở 2 nửa địa cầu nhưng beo ở châu Phi và châu Á cùng báo gấm ở châu Mỹ lại có cùng những đốm đen trên khắp cơ thể. Màu sắc này giúp chúng lẫn được vào môi trường nắng nóng khi săn mồi.
Các dải màu đối lập hoặc các điểm đối lập có thể khá phổ biến trong thế giới động vật, nhưng để có bộ lông đen, viền mắt đen,tai đen trong khi lông đầu trắng như gấu trúc thì lại khá hiếm.
Các nhà khoa học thuộc Đại học California, Davis và Đại học Bang California Long Beach đã tìm hiểu vấn đề này. Họ nghiên cứu từng phần lông riêng biệt và gắn nó với những tiêu chuẩn riêng. Theo đó, nhóm nghiên cứu so sánh những vùng lông trắng và đen của gấu trúc với màu sắc của 39 loài gấu khác, cũng như với 195 loài ăn thịt khác trong đó đặc biệt chú ý với khu vực sinh trưởng đặc thù của chúng.
“Điểm khác biệt của nghiên cứu này là xem xét từng phần cơ thể của gấu trúc như là một vùng riêng biệt” – nhà nghiên cứu Tim Caro tới từ trường Davis cho hay.
Ảnh minh họa.
Theo Hiền Thảo/Khoa học & Phát triển
Link bài gốc Lấy link
https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/bat-mi-nguyen-nhan-gau-truc-co-long-mau-den-trang/2017030610519348p1c879.htmTheo Hiền Thảo/Khoa học & Phát triển
Chủ đề liên quan:
ăn thịt báo gấm bật mí đen trắng gấu trúc kẻ thù loài ăn thịt màu sắc thế giới động vật