Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé 6 tháng tuổi phù phổi do tay chân miệng

Bé trai 6 tháng tuổi ở An Giang cấp cứu tại TP HCM với biến chứng tay chân miệng, phù phổi, mạch nhanh trên 200 lần mỗi phút.

Bác sĩ nguyễn cát phương vũ, khoa hồi sức tích cực chống độc, bệnh viện nhi đồng thành phố, ngày 17/5, cho biết bé trai nổi bóng nước ở tay chân, sốt cao liên tục một ngày, sau đó giật mình chới với. khi đến viện, tình trạng bé đã chuyển nặng, mạch có lúc trên 220 lần một phút, tay chân miệng độ 4.

Bé trai 6 tháng tuổi bị tay chân miệng độ nặng nhất. ảnh do bệnh viện cung cấp.

Kết quả xét nghiệm ghi nhận bé nhiễm virus tay chân miệng ev71. chủng virus này thường lây lan nhanh, gây sốt cao, diễn tiến biến chứng nặng như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và có thể Tu vong.

Các bác sĩ truyền nhiều loại Thu*c giúp ổn định mạch, huyết áp và lọc máu liên tục. Sau nửa tháng điều trị hồi sức tích cực, bé hồi phục tốt, vừa được chuyển qua Khoa Nhiễm.

Bác sĩ vũ khuyến cáo dù đã vào hè, trẻ nghỉ học, phụ huynh vẫn cần cảnh giác vì bệnh tay chân miệng vẫn còn hoành hành. đây là trường hợp thứ 5 mắc tay chân miệng biến chứng nặng, diễn tiến khó lường, tính từ đầu năm đến nay tại bệnh viện, được lọc máu để cứu sống kịp thời.

Các y bác sĩ phối hợp nhiều phương tiện, Thu*c men để cứu sống bé. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ nguyễn minh tiến, phó giám đốc bệnh viện nhi đồng thành phố cho biết, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa. nguồn lây chính của tay chân miệng từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ bệnh. bệnh thường gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo vì trẻ có thói quen cho tay vào miệng.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày. bé có thể bị loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước nhỏ ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. phát ban dạng phỏng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. chúng tồn tại trong thời gian ngắn, thường dưới 7 ngày, sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Theo bác sĩ Tiến, trẻ có thể lui bệnh và hồi phục hoàn toàn sau 8-10 ngày hoặc có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn... dẫn đến Tu vong nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ bệnh tay chân miệng chỉ có sốt nhẹ dưới 38,5 độ c, loét miệng, hồng ban mụn nước lòng bàn tay chân, tỉnh táo, chơi, thường được bác sĩ cho điều trị ngoại trú. phụ huynh cần cho trẻ uống Thu*c theo toa bác sĩ, hạ sốt khi sốt trên 38 độ c bằng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần uống, có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ khi sốt lại.

Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay... Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. Trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng Thu*c tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn. Vệ sinh răng miệng.

Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích, cách ly với trẻ khác trong 10-14 ngày đầu của bệnh. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ bị sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

Phụ huynh cần theo dõi, cảnh giác các dấu hiệu như sốt cao, thở bất thường, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, ngủ gà, chới với, hay giật mình, hoảng hốt, ngồi không vững hoặc đi loạng choạng, run tay chân, co giật, vã mồ hôi, nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, yếu tay chân, da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái.

Khi chăm sóc bé, nên mang khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc phân, nước bọt khăn trải giường của trẻ. Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can, sàn nhà.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-6-thang-tuoi-phu-phoi-do-tay-chan-mieng-4279744.html)

Tin cùng nội dung

  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Phù phổi cấp trong sản khoa thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận hoặc các bệnh nhiễm khuẩn trong lúc mang thai. Cũng có khi do truyền dịch quá nhiều, quá nhanh.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY