Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bé trai bị suy gan, rối loạn đông máu vì sốt xuất huyết

(MangYTe) - Bé trai 13 tuổi tái sốc sốt xuất huyết, biến chứng suy đa cơ quan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa... phải cần hơn 2 lít máu và chế phẩm máu.

Ngày 10/9, thông tin từ bệnh viện nhi đồng thành phố (tp.hcm) cho biết, vừa cứu sống bé trai bmm (13 tuổi, ngụ trà vinh) bị sốc sốt xuất huyết nặng 2 lần.

Trước đó, bé trai được chuyển đến bệnh viện với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết dengue nặng ngày thứ 4, tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.

Sau khi nhập viện, bé được điều trị tích cực chống sốc như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, hỗ trợ hô hấp thở áp lực dương liên tục.

Tuy nhiên, sau 1 ngày nhập viện, diễn tiến bệnh trở nên phức tạp, bệnh nhi rơi vào tái sốc, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, xuất huyết tiêu hóa nặng, bé suy hô hấp nặng, phải đặt nội khí quản thở máy.

Bé trai bị suy gan, rối loạn đông máu vì sốt xuất huyết

trẻ bị sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện.

Các bác sĩ đã xử trí cấp cứu, truyền bổ sung hơn 2 lít máu và chế phẩm máu để giải quyết tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa nặng. bên cạnh đó, bệnh nhi được chọc dò dịch ổ bụng để giải áp tình trạng tăng áp lực ổ bụng do tràn dịch màng bụng lượng nhiều, truyền dịch chống sốc.

Sau nhiều ngày nỗ lực điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhi dần qua cơn nguy kịch, đang dần tỉnh táo, cai được máy thở, chức năng gan hồi phục tốt.

Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy - Trưởng khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc cho biết, đây là một trong những trường hợp đặc biệt nguy kịch. Bệnh nhi bị tràn dịch màng phổi và màng bụng rất nhanh, gây thất thoát huyết tương nặng và kéo dài, albumin máu giảm rất thấp. Cháu đã may mắn vượt qua giai đoạn sốc các chức năng của cơ thể dần trở về bình thường.

Các bác sĩ khuyến cáo, gần đây, số ca sốt xuất huyết tăng nhiều và dễ trở nặng được chuyển từ tuyến trước lên khá nhiều. người dân không nên lơ là và phải luôn chủ động phòng chống bệnh, phải luôn để ý theo dõi những dấu hiệu cảnh báo khi con sốt.

Nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có các biểu hiện sau cần phải đưa đến cơ sở y tế thăm khám: quấy khóc, bứt rứt, lăn trở, khó chịu hoặc li bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, phân đen. có bé có biểu hiện tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống… nếu để sang ngày thứ 4, thứ 5 bé có thể rơi vào sốc sốt xuất huyết thì sẽ nguy hiểm.

Ngành y tế tp.hcm cũng đã ghi nhận một trường hợp Tu vong do sốt xuất huyết vì nhập viện trễ và đã diễn tiến nặng trước khi nhập viện. do đó người dân cần nhanh chóng đi khám bệnh khi có dấu hiệu bệnh, không tự ý điều trị tại nhà.

Chí Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Công lý (https://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/be-trai-bi-suy-gan-roi-loan-dong-mau-vi-sot-xuat-huyet-359468.html)

Tin cùng nội dung

  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY