Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Bệnh lý thần kinh thị do chấn thương

Sau một chấn thương va đập vào đầu, đột nhiên có một con mắt rất mờ hoặc không nhìn thấy gì cả, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa mắt khám càng sớm càng tốt.

Sau khi khám mà không phát hiện được bất kỳ tổn thương nào của nhãn cầu ngoài việc thấy đồng tửgiãn, phản xạ ánh sáng trực tiếp không có hoặc yếu ở bên mắt bị mờ thì có thể nói bệnh nhân đã bịtổn thương thần kinh thị, hay còn gọi là bệnh lý thần kinh thị chấn thương. Thần kinh thị (TKT) cóthể bị tổn thương do: chấn thương trực tiếp (sự va chạm TKT hay bao của TKT do mảnh xương vỡ cắmvào); chấn thương gián tiếp (do mô xung quanh TKT bị phù nề hoặc do khối máu tụ gây chèn ép hoặc dobị đứt mạch máu gây thiếu máu nuôi TKT).

Để phát hiện tổn thương, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm như siêu âm mắt, chụp cắtlớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng đầu và ổ mắt. Sau khi đã có chẩn đoán là bệnhnhân bị bệnh lý TKT hậu cầu do chấn thương, nếu khối máu tụ quá lớn chèn ép TKT hoặc có mảnh xươngcắm vào TKT, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật giải áp hốc mắt. Phẫu thuật này cần được thực hiện ngayngày thứ nhất và thứ hai sau chấn thương mới mang lại kết quả khả quan.

Nếu bệnh nhân đến với thầyThu*c trong vòng 10 ngày kể từ khi bị chấn thương, thì việc điều trị còn có thể cải thiện được thịlực. Sau 10 ngày việc dùng Thu*c chống phù nề không còn mang lại hiệu quả do các sợi thần kinh tổnthương quá lâu không thể phục hồi.

Thu*c có tác dụng chống phù nề gây chèn ép dây thần kinh thị giác, giúp mạch máu nuôi lưu thôngtrở lại, phục hồi chức năng dẫn truyền của dây thần kinh, do đó thị lực của bệnh nhân sẽ được phụchồi. Tuy nhiên sự phục hồi này còn phụ thuộc vào các yếu tố như: mức độ tổn thương (càng nặng càngkhó phục hồi); thời gian bắt đầu điều trị (càng sớm càng tốt)...

Để phòng ngừa mù mắt do bệnh lý TKT chấn thương, cần có các biện pháp làm giảm thiểu T*i n*n laođộng và T*i n*n giao thông. Cụ thể, người lao động phải mang các phương tiện bảo hộ đầy đủ. Cònngười tham gia giao thông cần phải trang bị cho mình những kiến thức về luật giao thông, sử dụngcác phương tiện bảo vệ như đội nón bảo hiểm khi đi xe gắn máy...

Phát hiện sớm tình trạng mờ mắt

Khi có T*i n*n xảy ra, cần phát hiện sự suy giảm thị lực càng sớm càng tốt theo các cáchsau:

- Dùng lòng bàn tay che từng bên mắt và xem có con nào mờ hoặc tối đen hay không.

- Nếu có sưng bầm mí do máu tụ làm hẹp khe mi, bạn hãy dùng ngón tay bên kia kéo nhẹ mi mắt đểnhìn.



AloBacsi.vnTheo BS Nguyễn Trần Thúy Hằng - Thanh Niên

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-ly-than-kinh-thi-do-chan-thuong-n67425.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY