Tâm sự hôm nay

Bệnh nhân 428 Tu vong do nhồi máu cơ tim trên nền lý bệnh nặng và mắc Covid-19

(MangYTe) - Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COBID-19 thông báo về trường hợp bệnh nhân Tu vong: Bệnh nhân 428, nam, 70 tuổi, ở tại Phường Minh An, TP. Hội An, Quảng Nam. Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn, đã chạy thận nhân tạo 2 lần/tuần trên 10 năm, tăng HA - suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Ngày 9/7/2020, bệnh nhân thấy tức ngực, mệt, nên nhập viện tại Bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán: Bệnh thận giai đoạn cuối / Thận nhân tạo / Tăng huyết áp / Bệnh tim thiếu máu cục bộ / Suy tim giai đoạn cuối/ Viêm phổi. Bệnh nhân được nhập viện điều trị tại khoa Nội – Tiết niệu.

Ngày 26/7/2020, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2, được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đà Nẵng.

5h30 ngày 30/7/2020, bệnh nhân xuất hiện suy hô hấp tiến hành đặt ống nội khí quản, thở máy VCV, được tiến hành lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục.

7h30 ngày 30.7.2020, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim rời rạc chậm dần, xuất hiện ngừng tim, tiến hành cấp cứu ngừng tim 5 phút có tim trở lại. Bệnh nhân được điều trị lọc máu tĩnh mạch liên tục.

21h45 ngày 30/7/2020 bệnh nhân được vận chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế, trên đường vận chuyển mang theo monitor theo dõi và các thiết bị hồi sức cấp cứu đầy đủ.

0h25 ngày 31/7/2020 bệnh nhân nhập Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng rất nặng, tiên lượng Tu vong rất cao. Sau đó 5 phút, bệnh nhân xuất hiện nhịp tim chậm được cấp cứu và chỉ định thở máy tại ICU. Sau 5 phút mất mạch, được cấp cứu hồi sức thì mạch xuất hiện và huyết áp tăng trở lại 190 – 200 mmHg, 30 phút sau huyết áp xuống 140 – 110/70 mmHg.

Rạng sáng ngày 31/7/2020 bệnh nhân xuất hiện ngừng tim, được cấp cứu tại chỗ, nhưng đã Tu vong lúc 5h30 ngày 31/7/2020.

Tiểu ban Điều trị đánh giá đây là trường hợp bệnh nhân rất nặng, cao tuổi, nhiều bệnh lý nền nặng, đã được hội chẩn nhiều lần của Tiểu ban điều trị và các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm; được Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế điều trị, hồi sức tích cực, cấp cứu liên tục, nhưng đã Tu vong.

Nguyên nhân Tu vong: Nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có bệnh lý nền tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận mạn giai đoạn cuối, biến chứng: suy hô hấp do suy tim và COVID-19.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/benh-nhan-428-tu-vong-do-nhoi-mau-co-tim-tren-nen-ly-benh-nang-va-mac-covid-19-20200731155929848.htm)

Tin cùng nội dung

  • Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (BV TW Huế), GS.TS.BS. Bùi Đức Phú cho biết, theo cam kết với Bộ Y tế, từ ngày 27/2, BVTW Huế đã thực hiện không để bệnh nhân nằm giường ghép sau 48 giờ nhập viện.
  • Ở người cao tuổi có sự khác nhau về thay đổi hình thái, kích thước thận giữa các cá thể như kích thước thận giảm 0,5cm trong mỗi 10 năm sau tuổi 40. Giảm số lượng cầu thận, chức năng giảm 10% sau 70 tuổi và giảm 30% sau 80 tuổi, dày màng đáy cầu thận và màng đáy ống thận
  • Có đến 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị Tu vong trong vòng 24 giờ kể từ khi bị đau ngực và rất nhiều bệnh nhân còn sống sót bị di chứng trầm trọng.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Nếu như rối loạn máu mỡ giết dần mạch máu thì nhồi máu cơ tim có thể cướp mạng sống trong phút chốc. Giới văn phòng ngồi nhiều, ít vận động dễ mắc bệnh này.
  • Việc sơ cứu cần tiến hành đúng cách, sau khi đã đánh giá tình huống và xác định kiểu ngạt thở của trẻ.
  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY