Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân COVID-19: Từng 27 lần xét nghiệm SARS-CoV-2 được rời Huế

Ông Đoàn Ngọc Thơm, 56 tuổi, bệnh nhân COVID-19 đầu tiên từ Đà Nẵng chuyển ra Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, các bệnh lý nên đến nay ổn định và được về lại Đà Nẵng.

Ts.bs nguyễn thanh xuân, phó giám đốc bệnh viện tw huế cho biết, ông đoàn ngọc thơm 56 tuổi, có nhiều bệnh lý nền rất nặng như: mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (copd) hơn 10 năm, u niệu quản đã phẫu thuật cắt niệu quản và thận phải, đái tháo đường, tăng huyết áp.

Trước đó, ông đoàn ngọc thơm là bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực - chống độc của bệnh viện đà nẵng, được lấy mẫu xét nghiệm sars-cov-2 và bộ y tế công bố là bệnh nhân covid-19 vào ngày 28/7.

Ông Đoàn Ngọc Thơm (thứ 4 từ trái sang) trong ngày về lại Đà Nẵng

Với tình trạng nặng, nhiều bệnh lý nền, sáng 29/7/2020, ông thơm được đưa ra bệnh viện trung ương huế cơ sở 2 (huyện phong điền, tỉnh thừa thiên - huế) trong tình trạng mê man, glasgow 4-6 điểm, suy hô hấp, sốt 38,5 độ c, bóp bóng qua khai khí quản, viêm phổi đa kháng, độ bão hòa oxy trong máu spo2 là 92%.

Đến ngày 21-8, ông đoàn ngọc thơm được bệnh viện trung ương huế công bố khỏi covid-19 sau 5 lần xét nghiệm âm tính với virus sars-cov-2 (từ ngày 16 - 20-8).

Tuy đã được điều trị khỏi covid-19 nhưng ông thơm vẫn phải ở lại bệnh viện trung ương huế điều trị các bệnh lý nền còn đang rất nặng. sau nhiều lần xét nghiệm âm tính với virus sars-cov-2, ông thơm vẫn tiếp tục phải thở máy do viêm phổi đa đề kháng - suy hô hấp, u ác tính niệu quản đã phẫu thuật, tăng huyết áp và đái tháo đường…

Với sự nỗ lực của tập thể thầy Thu*c bệnh viện trung ương huế cơ sở 2, áp dụng nhiều phác đồ điều trị tích cực, cũng sự nỗ lực của người bệnh, tình trạng bệnh nhân dần được cải thiện nhưng rất bất ngờ, có nhiều lần bệnh đột ngột diễn biến nặng lên, trong đó có đến 2 lần ngừng tim, phải hỗ trợ hồi sức tim phổi.

Tưởng như nhiều lần, các bác sĩ cấp cứu đã để "tuột" bệnh nhân này nhưng với nỗ lực hết mình, "còn nước, còn tát", dù chỉ còn một tia hy vọng nhỏ nhưng với quyết tâm phải cứu sống bằng được người bệnh, các bác sĩ bệnh viện trung ương huế cơ sở 2 đã làm nên điều kỳ tích, bệnh nhân dần dần từng bước từ "cõi ch*t trở về".

Trải qua hơn 2 tháng điều trị, kể từ khi mắc covid-19, với 27 lần xét nghiệm sars-cov-2, trong đó có 22 lần âm tính, sức khỏe của ông đoàn ngọc thơm đến hôm nay đã cải thiện hơn nhiều. có thể tự thở qua ống khai khí quản.

Trình trạng tri giác bệnh nhân cải thiện đáng kể. các bệnh lý nền đã được kiểm soát theo phác đồ điều trị. do hoàn cảnh gia đình ở xa nên người nhà xin chuyển ông thơm về bệnh viện c đà nẵng tiếp tục điều trị để tiện theo dõi và chăm sóc.

Dịp này, bệnh viện trung ương huế đã tặng cho ông thơm một máy hỗ trợ thở cpap, trị giá trên 30 triệu đồng để hỗ trợ hô hấp.

Được biết, sau này khi ông Thơm chính thức khỏi bệnh và được xuất viện về nhà, máy hỗ trợ CPAP sẽ giúp ông khi có những cơn khó thở.

Được biết, đây là máy hỗ trợ hô hấp rất tốt dành cho bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (copd).

A.V

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-nhan-covid-19-tung-27-lan-xet-nghiem-sars-cov-2-duoc-roi-hue-n180954.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY