Tâm sự hôm nay

Bị điện giật có gây vô sinh?

Chồng tôi năm nay 28 tuổi, chúng tôi cưới nhau 7 tháng mà vẫn chưa có thai.

Cách đây hơn 1 năm anh ấy bị bỏng điện gần hết cơ thể và tinh hoàn cũng bị ảnh hưởng. Tôi nghe nói nam giới bị bỏng điện sẽ không có khả năng sinh con. Vậy bác sĩ cho tôi biết đó có phải là nguyên nhân gây vô sinh không? Trong khi tôi đi khám và được kết luận hoàn toàn bình thường.

Ngọc Anh (Hải Phòng)

Bạn kết hôn được 7 tháng, sinh hoạt T*nh d*c bình thường nhưng không có con. Trong khi trước đó chồng bạn bị điện giật, tinh hoàn bị tổn thương, còn riêng bạn đã đi kiểm tra và được kết luận hoàn toàn bình thường. Dù vậy, nguyên nhân gây vô sinh đến từ nhiều phía (nhiệt độ môi trường, thời điểm quan hệ, môi trường *m đ*o, chất lượng, số lượng, độ tiến nhanh của tinh trùng) và chưa hẳn đó là do chồng bạn. Để biết chắc nguyên nhân gây vô sinh do ai và sớm có hướng điều trị, bạn và chồng nên đến các bệnh viện lớn chữa vô sinh khám tổng thể.

Riêng về chuyện chồng bạn bị điện giật cũng có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ. Bình thường tinh hoàn của nam giới phải ở nhiệt độ tương đối thấp mới có thể bảo đảm hoạt lực của tinh trùng. Nhiệt độ đó thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2, 3 độ. Chính vì thế, các chuyên gia về T*nh d*c thường khuyến cáo đàn ông nên tránh xa mọi nguy cơ làm tăng nhiệt độ ở vùng nhạy cảm ví dụ như ngâm nước nóng quá lâu, mặc quần jean quá chật, mặc quần sịp không đúng cách, ngồi yên xe máy...

Về việc của chồng bạn do điện giật tinh hoàn bị ảnh hưởng thì có thể chức năng sinh tinh, chất lượng, số lượng tinh trùng cũng bị tổn thương. Để được rõ hơn, hai bạn nên đến viện kiểm tra. Chúc các bạn khỏe.

BS. Nguyễn Văn Dũng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bi-dien-giat-co-gay-vo-sinh-n153274.html)
Từ khóa: điện giật

Chủ đề liên quan:

bị điện giật điện giật

Tin cùng nội dung

  • Mấy hôm trước, gần nhà tôi có người bị điện giật, nhưng mọi người rất lúng túng khi cấp cứu người bị nạn. Xin bác sĩ hướng dẫn cách cấp cứu người bị điện giật.
  • Với bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở, cần tiến hành hồi sức cấp cứu bằng cách nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, kết hợp hà hơi thổi ngạt.
  • Bỏng điện nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể lan rộng và gây nhiều tổn thương sâu với các mô dưới da.
  • Trong khi chơi đùa trẻ con hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện.
  • Trong khi chơi đùa trẻ em rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện. Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • (Mangyte) - Hành động đầu tiên và quan trọng nhất khi phát hiện có người bị điện giật là phải tìm và ngắt nguồn điện.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY