Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Bị nổi mẩn ngứa khi ra nắng là bệnh gì?

Khi cháu đi ra nắng, trên cánh tay và cổ thấy đỏ dần lên và mẩn ngứa. Nhưng khi cháu vào trong bóng râm chỉ tầm 20 phút là hết.

Thưa bác sĩ,

Khi cháu đi ra nắng, trên cánh tay và cổ thấy đỏ dần lên và mẩn ngứa. Nếu ngồi ngoài nắng lâu những chấm đỏ sẽ rộ lên, nhưng khi cháu vào trong bóng râm chỉ tầm 20 phút là hết.Cháu đi khám, BS dùng 1 dụng cụ cạo lên tay cháu để kiểm tra phản ứng của da, sau một lúc, phản ứng bình thường. BS bảo cháu bị viêm da chàm.

Dạo này cháu nhiều đờm ở họng cổ, BS khám và bảo cháu bị viêm họng kèm theo. BS cho Thu*c uống trong 5 ngày, phải kiêng rượu bia và nước giải khát có ga khi dùng Thu*c, cháu thực hiện đúng thì sẽ không phải đến khám nữa. Nhưng khi cháu tìm hiểu thông tin trên mạng và biết bệnh này còn gọi là: bệnh mề đay cơ địa và không có Thu*c điều trị đặc hiệu. Cháu rất mong có sự tư vấn của BS.Dưới đây là Thu*c BS kê (cả viêm họng và viêm da): Cerlergic, Triamcinolone, Biotin, Medrol, Nefiampi, Thu*c bôi Metrogyl gel, kèm theo C sủi Multi-vitamin.

(Xuan Toi - Xuantoi...@gmail.com)

Mến chào cháu,

Qua mô tả của cháu, mỗi lần tiếp xúc với ánh nắng, những vùng da tiếp xúc trực tiếp sẽ nổi sẩn ngứa nhiều hơn, đó là căn bệnh do tiếp xúc. mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin.

Mề đay của bạn là dạng cấp tính xảy ra đột ngột khi tiếp xúc với ánh nắng, xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể có tiếp xúc, biểu hiện các nốt sẩn đỏ, phù nề như vết muỗi đốt, càng gãi càng ngứa, khi không tiếp xúc nữa thì nốt này tự lặn đi.

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay: thời tiết lạnh, nóng, tiếp xúc với những chất lạ qua da, qua đường hô hấp, ăn uống (tôm, cua, gà, thịt bò…), Thu*c, mỹ phẩm, côn trùng, ký sinh trùng, do ảnh hưởng yếu tố gia đình, một số trường hợp không rõ nguyên nhân, nhưng với cháu có nguyên nhân rõ ràng là do tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Điều trị chủ yếu là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, tránh các yếu tố gây dị ứng, nên trước hết cháu phải hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc có tiếp xúc phải che chắn cẩn thận. Bệnh không có Thu*c điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Do đó, trong toa Thu*c cháu dùng có một loại kháng sinh (nefiampi) để điều trị viêm họng, hai loại Thu*c chống dị ứng (cerlergic và triamcinolone), một loại (medrol) để hỗ trợ cho viêm họng và dị ứng, còn biotin giúp tăng tiết chất nhờn cho da.

Thu*c chống chỉ có tác dụng tạm thời, không chữa trị được triệt để. vì vậy, điều trị chủ yếu là cháu phải tự phòng bệnh thôi cháu ạ.

Thân ái!

BS chuyên khoa của AloBacsi

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-noi-man-ngua-khi-ra-nang-la-benh-gi-n93617.html)

Tin cùng nội dung

  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY