Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bổ sung canxi chung với sắt - “sai lầm kinh điển” mẹ bầu nên tránh!

Sắt và canxi là bộ đôi quan trọng trong 4 loại vitamin và khoáng chất mẹ cần sử dụng. Nhưng 2 dưỡng chất này không thể “song hành” cùng một thời điểm. Do chúng kỵ nhau hay còn nguyên do nào khác?

Thiếu sắt và canxi - mẹ bầu đối diện nguy cơ sinh non, gãy xương

Bổ sung vitamin và khoáng chất đúng và đủ trong thời gian mang thai, bé sẽ phát triển khỏe mạnh, đồng thời giúp mẹ tránh được một số nguy cơ gây bệnh.

Nếu trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi phát triển khá chậm, và mẹ bầu tập trung vào việc ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho con, thì qua tam cá nguyệt thứ 2, tam cá nguyệt thứ 3, mẹ cần chú ý bổ sung sắt, canxi để theo kịp sự phát triển của bé cưng trong bụng.


Sắt và canxi là 2 chất quan trọng mẹ bầu cần bổ sung để bé lớn, mẹ khỏe (ảnh minh hoạ)

Sắt tham gia vào quá trình hình thành hemoglobin, một loại protein có trong hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt không chỉ gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu mà còn là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh…

Mặc khác, khi thiếu sắt, sức đề kháng của mẹ kém sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Điều này còn ảnh hưởng đến em bé sinh ra mang tiềm tàng của thiếu máu thiếu sắt giống mẹ, khó đạt được sức khỏe như mong muốn.

Tương tự như sắt, canxi cũng là chìa khóa quan trọng trong sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bởi canxi là “vật liệu” chính xây dựng nên hệ thống xương và răng của bé. Trong trường hợp canxi thiếu do không hấp thu đủ, cơ thể mẹ thường tự “rút” canxi để truyền cho con, dần dần làm tiêu xương, xốp xương và dễ gãy. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương, canxi còn giúp duy trì hoạt động của các cơ bắp, kích thích máu lưu thông, điều tiết các hormone trong cơ thể.

Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt, canxi mỗi ngày?

Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt mỗi ngày. Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30-60mg sắt mỗi ngày. Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50-100 mg/ngày. Thậm chí nhiều trường hợp,mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2-3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.

Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các mẹ bầu. Sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật.


Canxi là thành phần chủ yếu để xương và răng của trẻ phát triển, nên bà bầu thường phải bổ sung canxi từ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ (ảnh minh hoạ)

Với canxi, liều lượng sẽ tăng lên theo tuổi của thai kỳ cũng như sức khỏe của mẹ. Trong 2-3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg, nhưng 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.

Một số thức ăn chứa nhiều canxi như cua đồng, tôm đồng, sữa bột, sữa bò và dê tươi. Ngoài ra, thực vật cũng có chứa canxi như vừng, rau cần, cà rốt, sữa đậu nành…

Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau (thất thoát sắt qua quá trình chế biến thực phẩm, công việc bận rộn…) nên các mẹ bầu không thể “nạp” đủ sắt, canxi từ thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của mình. Vì vậy, để đảm bảo cho nhu cầu của mẹ bầu, bác sĩ thường đưa ra lời khuyên về việc bổ sung viên sắt và canxi.

Thời điểm mẹ nên uống sắt và canxi để con đón nhận tốt nhất?

Mẹ cần nhớ canxi nên được uống vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc buổi trưa với nhiều nước. Nếu mẹ dùng canxi vào buổi chiều hoặc tối sẽ làm tăng nguy cơ gây sỏi thận, sỏi tiết niệu. Nếu mẹ bầu lỡ có bỏ qua một cữ thì không uống dồn hoặc tăng gấp đôi liều sang buổi kế tiếp.

Khi bổ sung thêm viên Thu*c sắt, mẹ bầu cần biết rằng sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu. Vì vậy, để tăng cường hấp thu, mẹ nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.

Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, mẹ bầu cần nhớ chỉ uống Thu*c bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.

Điều đặc biệt quan trọng, mặc dù là thành phần không thể thiếu cho mẹ bầu nhưng sắt và canxi lại không thể “song hành” cùng một thời điểm. Nghĩa là không được uống sắt cùng lúc với canxi, sữa hay thực phẩm giàu canxi. Vì sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này. Tốt nhất là cách nhau vài giờ. Mẹ có thể tăng cường dùng những thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để sắt dễ đến với con yêu.


Mẹ bầu thông thái không bổ sung sắt và canxi cùng 1 thời điểm, vì sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này (ảnh minh hoạ)

Thông thường, trong viên vitamin tổng hợp cho bà bầu, lượng canxi nếu có, cũng không lớn vì sản phẩm còn nhiều thành phần khác. Do vậy, dù có hay không canxi, bà bầu thường vẫn phải dùng kết hợp giữa viên vitamin tổng hợp và viên canxi uống bổ sung ngoài. Nhưng cần lưu ý, mỗi lần chỉ bổ sung tối đa 500mg canxi nguyên tố vì cơ thể chúng ta chỉ hấp thu tối đa được như vậy mà thôi.

Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại nào. Sau khi có chỉ định cần bổ sung thêm thì có thể tham khảo và lựa chọn những sản phẩm đã tách biệt các thành phần sắt và canxi để tránh cạnh tranh hấp thu giữa các khoáng chất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bo-sung-canxi-chung-voi-sat-sai-lam-kinh-dien-me-bau-nen-tranh-n162673.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY