Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết thông tin giả được lan truyền nhiều nhất thông qua các cuộc hội thoại giữa các cá nhân.
Trước mắt, Bộ Y tế nước này sẽ tập trung tuyên truyền thông tin chính xác về phương thức phòng ngừa virus Corona.
Người phát ngôn của Bộ cho biết: "Bộ đã tiếp tục cuộc chiến chống lại tin tức giả về virus Corona trên các mạng xã hội, hợp tác với Twitter để chấm dứt các tài khoản tung tin giả về số ca nhiễm hay đưa ra các biện pháp chữa trị giả".
Tổ chức này cũng đang làm việc với các công ty mạng xã hội để xác nhận hơn 800 tài khoản thuộc Bộ Y tế, bao gồm các tổ chức địa phương và các bệnh viện, nhằm đảm bảo người dùng có thể dễ dàng nhận diện và tiếp cận thông tin chính xác.
Bộ Y tế Anh hiện đã hợp tác với Google, Twitter và Facebook nhằm đảm bảo tin tức chính xác trên các công cụ tìm kiếm và tuyên truyền website của Bộ.
Phó Giám đốc của Facebook tại Bắc Âu, Steve Hatch cho biết công ty "kiên quyết" đảm bảo cho người dùng "nguồn thông tin đảm bảo và chính xác".
"Chúng tôi cũng đã gỡ bỏ các thông tin sai lệch, các thuyết âm mưu bị báo cáo, những thông tin có thể làm nguy hại tới sức khỏe cộng đồng", ông nói thêm.
Ben NImmo - Giám đốc Công ty Tình báo mạng xã hội Graphika cho biết, có rất nhiều câu chuyện giả tạo đang lan truyền trên mạng xã hội, bao gồm việc virus này được tạo ra bởi Mỹ, Bill Gates hoặc Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông nhận định rằng: "Các tin tức này không được lan truyền theo một chiến dịch chuyên nghiệp cụ thể. Chúng giống như những cá nhân lợi dụng tình hình hoảng loạn để lan truyền các câu chuyện độc hại".
Chủ đề liên quan:
Bộ Y bộ y tế corona corona tại anh fake news tin tức tin tức giả virus corona y tế