Theo đó Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế cho biết hiện nay, trên một số các website đang quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TENGSU như Thuốc; trái thuần phong mỹ tục, sử dụng danh nghĩa người dùng, danh nghĩa các cơ quan truyền hình, danh nghĩa cơ quan y tế để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Thuốc, đưa các thông tin chưa được kiểm chứng, vi phạm quy định pháp luật.
Sản phẩm này được Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trí Lực Việt Nam, Địa chỉ: Nhà 40 BT4, khu đô thị mới Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không tin vào các quảng cáo sai sự thật tại các website/internet nêu trên để lựa chọn mua sản phẩm.
Một sản phẩm nữa cũng vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Thuốc chữa bệnh là Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe NANO FAST.
Sản phẩm này được Công ty TNHH MTV Nano Việt Nam (Địa chỉ: Tầng 1, Số 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế. Khi lựa chọn mua và sử dụng bất kỳ sản phẩm nào người tiêu dùng cần xem rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, tổ chức/ cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, quảng cáo sản phẩm và xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe.
Cục An toàn thực phẩm thông báo để người tiêu dùng biết thông tin và lựa chọn sản phẩm khi mua và sử dụng trên các trang website/internet.
Theo Cục An toàn thực phẩm, thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm đã liên tục phát hiện và thông tin về những trường hợp đơn vị sản xuất, kinh doanh cố tình vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là Thuốc và không có tác dụng thay thế Thuốc chữa bệnh. Thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có công dụng hỗ trợ sức khỏe không có tác dụng điều trị bệnh, không có tác dụng diệt virut, trị cảm cúm…
Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế ngày 21/4 cho biết, hiện Việt Nam ghi nhận 268 ca mắc COVID-19, có 15.636 người là F1 và 60.163 người là F2 đang được cách ly tập trung, cách ly tại nhà theo dõi y tế.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, trong vòng một tuần qua (13-20/4), thế giới ghi nhận thêm 548.538 trường hợp mắc mới và 50.371 Tu vong do COVID-19.
Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 111 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 đối với kỹ thuật RT- PCR. Trong đó có 39 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (22 các cơ sở Y tế tuyến Trung ương và các Bệnh viện, 14 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và 3 đơn vị ngoài ngành y tế).
Hiện một số địa phương đã cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ dài vì dịch COVID-19. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo khi những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học.
Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đưa ra những khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe tinh thần, chống stress cho mọi người trong dịch COVID-19.
Chủ đề liên quan:
bảo vệ bảo vệ sức khỏe Bộ Y bộ y tế cảnh báo chữa bệnh quảng cáo sức khỏe thực phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuốc chữa thuốc chữa bệnh y tế