Cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo các bệnh viện, viện vệ sinh dịch tễ, các chuyên gia hàng đầu về ngành truyền nhiễm.
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 11 giờ ngày 31/1/2020, trên thế giới đã có 9.832 người mắc bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV), với 213 người Tu vong. 100% trường hợp Tu vong đều ở Trung Quốc.
Bà Sataco Ottshu, trưởng nhóm kiểm soát bệnh truyền nhiễm, văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam.
Sau cuộc họp của Ủy ban Khẩn cấp về điều lệ y tế quốc tế (IHR) vào ngày 30/1, theo giờ Geveva, Thuỵ Sĩ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố tình trạng "khẩn cấp toàn cầu" về virus corona.
Trong thông báo đính chính, WHO đánh giá nguy cơ của virus corona là "rất cao" ở Trung Quốc, "cao" ở cấp khu vực, và "cao" ở cấp toàn cầu.
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới giải thích việc cơ quan này công bố là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp "quan ngại quốc tế"
Bà Sataco Ottshu, trưởng nhóm kiểm soát bệnh truyền nhiễm, văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng ý nghĩa của việc công bố đây là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp "quan ngại quốc tế" nhằm mục đích khẳng định cần sự phối hợp toàn cầu, cần sự hỗ trợ làm việc với nhau cùng đáp ứng dịch bệnh.
Việc công bố này đây là thời diểm các đơn vị y tế quốc tế cùng nhau đưa ra phương án phối hợp tốt nhất đáp ứng dịch bệnh.
"Chúng tôi hiểu sự băn khoăn, thắc mắc, thậm chí là nỗi sợ hãi của công chúng và các nhà báo về việc sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu", nữ đại diện WHO chia sẻ.
Tuy nhiên, theo bà này, khẳng định, viẹc công bố không có nghia nâng cấp độ nguy cơ hay sự đe doạ mà dịch bệnh đang gây ra trên toàn cầu.
"Thực tế là phần lớn ca bệnh hiệnh chỉ đang được báo cáo ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, đã có sự lây lan ca xâm nhập ra 22 quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam" – vị đại diện này nói.
Khuyến nghị của WHO với các quốc gia: Nếu có công tác chuẩn bị ứng phó tốt thì cứ tiếp tục công việc ứng phó như vây.
Chúng tôi đánh giá cao sự nỗ lực của chính phủ và ngành y tế cũng như các bộ ngành ở Việt Nam trong giám sát, phát hiện, điều trị, khuyến cáo…
Động thái này của WHO diễn ra khi số ca nhiễm 2019-nCoV gây bệnh viêm phổi cấp đã gia tăng như vũ bão, vượt qua số ca nhiễm SARS (Hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng) giai đoạn 2002-2003.
Tại Việt Nam, đã ghi nhận 5 người mắc nCoV, trong đó có 2 cha con người Vũ Hán, Trung Quốc. Hiện người con đã được chữa trị thành công. Người cha vẫn tiếp tục được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). 3 trường hợp còn lại vừa xác định dương tính nCoV vào chiều 30/1 đều là người Việt.
3 trường hợp này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá (1 ca) và 2 cơ sở của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Cả 5 trường hợp đều có yếu tố dịch tễ liên quan Vũ Hán, trong đó 4 người từ Vũ Hán về/san Việt Nam, 1 ca tiếp xúc rất gần (là ca người con quốc tịch Trung Quốc, đã điều trị khỏi).
"Việt Nam chưa thấy, chưa có ca lây lan trong cộng đồng. Điều này rất quan trọng" - ông Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định tại cuộc họp báo.
Ông Trần Đắc Phu - Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.
Ông Phu cho hay, Chính phủ, ngành chức năng của Việt Nam, đã vào cuộc một cách quyết liệt khi có những thông tin đầu tiên.
Chủ đề liên quan:
bộ y tế corona dịch bệnh dịch bệnh do virus Corona do virus corona họp báo phòng bệnh do virus corona thông tin thông tin mới tin mới tin mới nhất virus corona y tế