Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bộ Y tế lưu ý 9 đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca

Bộ Y tế khuyến cáo người trên 65 tuổi, người đã tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước và nhiều đối tượng các cần trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca.

Bộ y tế hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin covid-19. hướng dẫn nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng covid-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, thực hiện nghị quyết số 21/nq-cp ngày 26/02/2021 của chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng covid-19.

Bộ Y tế lưu ý 9 đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca - Ảnh 1.

Theo hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng covid-19 của astrazeneca do bộ y tế ban hành ngày 18/3, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin.

Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Đang mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh Covid-19.

- Tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.

- Đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.

- Người trên 65 tuổi.

- Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau đây phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện:

A) người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

b) Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định.

c) Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

d) Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

- Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

- Huyết áp:

+ huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg

+ huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg

- Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)

Chống chỉ định

Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin.

Hướng dẫn nêu rõ: nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng covid-19.

Các phương tiện khám sàng lọc gồm: nhiệt kế, ống nghe, máy đo huyết áp, máy đo spo2 (nếu có). bảng kiểm khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng covid-19.

Đối tượng tiêm chủng được thăm khám nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Thực hiện việc ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của các đối tượng vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân trên trang điện tử http//hssk.kcb.vn theo quy định hiện hành.

Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng được lưu tại điểm tiêm chủng. thời gian lưu là 15 ngày.

Các nội dung khác cần tuân thủ theo hướng dẫn tiêm chủng của Bộ Y tế.

Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sáng 18/3 đến nay Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho 24.054 người từ ngày 8 đến 17/3. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

THANH MẠNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/bo-y-te-luu-y-9-doi-tuong-can-tri-hoan-tiem-vac-xin-covid-19-cua-astrazeneca-20210319080200906.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY