Tin tức hôm nay

Tin tức

Bộ Y tế lý giải bệnh nhân COVID-19 dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh

Sáng nay 25/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho biết, Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp mắc COVID-19 dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, có 3 khả năng đặt ra về chuyên môn cho những trường hợp này.

5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi công bố khỏi bệnh, gồm: Bệnh nhân 188 điều trị tại BV Đa khoa Hà Nam; bệnh nhân 52 và bệnh nhân 149 điều trị tại Bệnh viện số 2 Quảng Ninh; bệnh nhân 137 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và bệnh nhân 36 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận.

Các trường hợp này đều có kết quả xét nghiệm nhiều lần âm tính và được công bố khỏi bệnh, thậm chí có bệnh nhân sau khi công bố khỏi bệnh, đã hết theo dõi cách ly 14 ngày tiếp theo nhưng đã dương tính trở lại với SARS-CoV-2.

Hàn Quốc cũng gặp phải tình trạng tương tự. Ngày 18/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) công bố 160 bệnh nhân dương tính lại sau trung bình 13,5 ngày ra viện, Tổ chức Y tế Thế giới đang điều tra về các trường hợp này.

Giải thích về những trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 rồi dương tính trở lại sau khi công bố khỏi bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, có 3 khả năng đặt ra về chuyên môn đối với những trường hợp này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Thứ nhất, có thể người bệnh chưa khỏi bệnh hoàn toàn, trong quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, cho nên chưa khỏi bệnh, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi.

Khả năng thứ hai những người đã khỏi bệnh nhưng trong quá trình đào thải virus nhưng ở dạng bất hoạt – tức là xác virus. Khi làm khuếch đại gen, chúng ta xác định được gen của virus. Trường hợp này đào thải ra mầm bệnh nhưng mầm bệnh không hoạt động được.

Thứ ba, trường hợp chưa chắc chắn người lành mang trùng hay không. Điều này có thể xảy ra khi cơ thể con người chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể khống chế, kiểm soát và tiêu diệt được virus này.

Trước đây, khi bệnh nhân 188 là nhân viên Công ty Trường Sinh sau khi công bố khỏi bệnh 3 ngày đã dương tính trở lại, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Trưởng Khoa Y tế công cộng và Điều dưỡng, Trường Đại học Quang Trung, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, điều đó chứng tỏ rằng virus vẫn còn trong người bệnh nhân, nên hiện tượng dương tính có thể xuất hiện trở lại.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nam công bố khỏi bệnh cho 3 bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân 188

Theo PGS.TS Nga, có thể lúc lấy mẫu phết dịch họng không lấy được virus hoặc bệnh đã nhẹ, khi lấy mẫu nồng độ virus thấp không đủ dương tính. Thời điểm lấy mẫu dịch họng, nếu tải lượng virus nhiều, nồng độ cao dễ lấy. Ngược lại tải lượng virus ít, nếu lấy không đúng hoặc không hết cũng có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm âm tính. Sau đó virus nhân lên lại nên xét nghiệm lần sau lại dương tính.

Sau khi có các trường hợp bệnh nhân dương tính trở lại, Bộ Y tế đã yêu cầu với tất cả các trường hợp có xét nghiệm âm sau đó xét nghiệm dương thì giao cho 2 labo tiến hành nuôi cấy virus. Nếu virus đó sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh. Hai labo này phải là phòng an toàn sinh học cấp 3. Hiện Bộ Y tế đã giao cho 2 labo là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh thực hiện kỹ thuật này.

Thời gian tới ngành y tế sẽ lấy mẫu hết tất cả những trường hợp đã điều trị để xét nghiệm kháng thể trung hòa, để xem kháng thể đó có khả năng tiêu diệt được virus hay không.

Tr.Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Bo-Y-te-ly-giai-benh-nhan-COVID-19-duong-tinh-tro-lai-sau-khi-khoi-benh-592423/)

Tin cùng nội dung

  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY