Đơn cử những bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp, mỡ máu, có những cơn đau ngực nhưng ngại dịch, trì hoãn đi khám hoặc dùng Thu*c có thể gây nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng của bệnh tĩnh mạch, có thể dẫn đến Tu vong.
Khi triển khai khám bệnh từ xa, tất cả những bệnh nhân này sẽ được các bác sĩ thăm khám trực tuyến bằng một số trang thiết bị y tế tự sử dụng hoặc sử dụng ứng dụng apps trên điện thoại di động...
Từ các điểm cầu, bác sĩ có thể nối màn hình siêu âm tim lên telemedicine để kết nối với Trung tâm điều hành, để các bác sĩ từ trung tâm có thể xem và chỉ đạo trực tiếp.
Với những ca bệnh nặng, các bác sĩ ở bệnh viện tuyến cơ sở sẽ nhập các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh (hình ảnh chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, hình ảnh sóng điện tim, hình ảnh đơn Thu*c cũ- mới, xét nghiệm cũ-mới…) lên hệ thống. Sau đó sẽ hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ ở Trung tâm điều hành để có hướng điều trị phù hợp.
Sau khi thí điểm mô hình đầu tiên, xét theo hiệu quả, Bộ Y tế có thể mở thêm nhiều điểm cầu trực tuyến khác để giúp người dân cả nước, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa không bị gián đoạn trong chăm sóc sức khoẻ.
Chủ đề liên quan:
Bộ Y bộ y tế Covid 19 hội chẩn trực tuyến hội chẩn từ xa người dân thí điểm virus corona y tế