PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, tính đến nay Việt Nam đã ghi nhận 270 người nhiễm SARS- CoV-2 (người bệnh COVID-19).
Trong đó điều trị khỏi bệnh/ra viện 222 trường hợp, còn lại 48 người bệnh đang điều trị tại 8 cơ sở khám chữa bệnh. Trong ngày không có ca bệnh ra viện.
Trong số 48 ca đang điều trị tại các bệnh viện, kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 là 8 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2 là 6 ca
Về tình hình sức khoẻ của các bệnh nhân COVID-19 nặng hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang có nhiều dấu hiệu tiến triển.
Bệnh nhân phi công người Anh điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh dù đang nặng nhưng đã có kết quả xét nghiệm 4 lần âm tính liên tiếp với virus SARS-CoV-2. Hai bệnh nhân nặng còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đang tập cai máy thở.
vào viện từ 19/3, hiện vẫn dùng an thần, không chảy máu thêm. Kết quả siêu âm tim-phổi cho thấy bệnh nhân tim co bóp tốt. Phổi phải đông đặc mặt sau và đáy phổi, phổi trái đông đặc 1/2 dưới... Bệnh nhân tiếp tục thở máy, lọc máu, can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo). Các bác sĩ tiên lượng bệnh nhân còn nặng.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, đây là bệnh nhân rất nặng, "với một cơ địa nhiều yếu tố rất kỳ lạ, về mặt y học thì khả năng sống sót rất thấp" nhưng được các bác sĩ nỗ lực hết mình cứu chữa.
Các bác sĩ xác định, không chỉ có yếu tố béo phì thuận lợi cho virus tấn công mạnh mẽ, có 2 vấn đề lớn ở bệnh nhân này là bị rối loạn đông máu rất trầm trọng, kháng các Thu*c đông máu đang dùng ở Việt Nam dù Thu*c rất tốt; cùng đó, nam phi công bị phản ứng miễn dịch dữ dội. Ngành Y tế Việt Nam phải đặt Thu*c từ nước ngoài về để điều trị cho bệnh nhân này.
Các bác sĩ cho biết quá trình điều trị cho ca bệnh này trước đó cũng có nhiều điểm đặc biệt. Sau 24 ngày điều trị, ngày 12/4 kết quả xét nghiệm dịch lấy ở phế quản và mũi họng bệnh nhân đã cho kết quả âm tính.
Tuy nhiên chỉ sau một ngày, bệnh nhân lại có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại, phổi tổn thương nặng hơn. Đến sáng 16/4, xét nghiệm dịch rửa phế quản âm tính, song dịch ở mũi và họng dương tính.
Đến ngày 19/4, bệnh nhân có kết quả âm tính với cả hai mẫu và các bác sĩ cho biết phổi của bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên ngày 25/4, bệnh nhân này có kết quả dương tính trở lại.
, điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đêm qua có sốt nhẹ 37,8 độ C.
Hiện bệnh nhân vẫn thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều.
Bệnh nhân được ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết. Tuy nhiên, chỉ điểm rối loạn đông máu của bệnh nhân 64 tuổi, có bệnh lý nền này còn cao hơn mức bình thường, chỉ điểm nhiễm trùng tăng nhẹ trên mức bình thường nhưng có giảm hơn so với ngày hôm trước. Bệnh nhân tiếp tục cai máy thở, tập phục hồi chức năng.
Bác gái bệnh nhân 17 vào viện nửa đêm 6/3, đến nay đã qua hơn 7 tuần điều trị COVID-19. Đây là bệnh nhân COVID-19 có thời gian điều trị lâu nhất tại Việt Nam. Quá trình điều trị có nhiều điều đặc biệt, với diễn tiến nhiều bất ngờ. Trong đó, sau khoảng 10 ngày vào viện, bệnh nhân trở nặng, được đặt thở máy. Sau đó vài ngày, do suy hô hấp tăng nặng, được chạy tim phổi nhân tạo - ECMO. Đến ngày 4/4, bệnh nhân được cai ECMO, chuyển sang máy thở.
Tuy nhiên, 4 ngày sau, bệnh nhân đột ngột có cơn sốc tim, 3 lần ngừng tuần hoàn trong đêm. Bệnh nhân được các bác sĩ phát hiện, điều trị kịp thời, qua cơn nguy kịch.
Hiện bệnh nhân còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, liệt cứng nửa người trái.
Bệnh nhân không có biểu hiện xuất huyết nhưng chỉ điểm đông máu còn cao hơn mức bình thường, chỉ điểm nhiễm trùng tăng nhẹ nhưng có giảm hơn so với ngày hôm trước. Bệnh nhân không sốt. Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả dương tính yếu, tiếp tục cai máy thở.
Trước khi phát hiện mắc COVID-19, cụ bà này bị xuất huyết não, điều trị ở khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 25/3, bệnh nhân này được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Ngày 27/4, tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bắt đầu từ ngày 4/5/2020 Khoa Khám bệnh của BV sẽ tiếp nhận và khám những bệnh nhân bảo hiểm thuộc chương trình quản lý bệnh mạn tính như Tim mạch, Hô hấp, Tiêu hoá, Lupus, Truyền nhiễm, Thận Tiết niệu, Thần kinh, Tâm thần, Huyết học, Ung bướu....
Theo các chuyên gia, trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy Thu*c điều trị người bệnh.
Thông tin cập nhật ngày 24/4 của Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có 18.184 người đang cách ly tập trung và 50.706 người cách ly tại nhà và theo dõi y tế. Sẽ tiếp tục thực hiện cách ly tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam và người bị nhiễm bệnh, người có nguy cơ cao...
Bộ Y tế đang chỉ đạo nghiên cứu sâu các trường hợp bệnh nhân dương tính trở lại sau khi âm tính. Giao cho 2 labo có mức độ an toàn sinh học cấp 3 tiến hành nuôi cấy virus này. Nếu virus đó sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đưa ra những khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe tinh thần, chống stress cho mọi người trong dịch COVID-19.
Ngày 27/4, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch - Lồng ngực của bệnh viện đã phẫu thuật thành công thay quai động mạch chủ cho bé trai 8 tuổi bằng động mạch hiến tặng từ người cho ch*t não.
Thịt nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt. Thế nhưng theo các bác sĩ, đây cũng là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gây ung thư. Sau đây là những lưu ý khi ăn món thịt nướng.
Chủ đề liên quan:
3 ca mắc Covid 19 nặng 4 lần âm tính âm tính bệnh nhân Bộ Y bộ y tế ca mắc ca mắc Covid 19 ca mắc covid 19 nặng Covid 19 COVID 19 nặng COVID_19 mắc COVID 19 mắc covid 19 nặng nặng người Anh phi công phi công người Anh thông tin y tế