Bệnh ung thư hôm nay

Cách đối phó với tác dụng phụ của điều trị ung thư

Điều trị ung thư là một quãng đường dài và gây ra nhiều tác dụng phụ nên bệnh nhân cần có cách khắc phục phù hợp để có thể kiên trì đến cùng.

Các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị có thể ảnh hưởng đến cả các bộ phận xung quanh, gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Tùy vào các yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ điều trị..., mỗi bệnh nhân đều có triệu chứng riêng, do đó, cần có các biện pháp phù hợp để giảm thiểu sự khó chịu, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Vấn đề ăn uống và tiêu hóa

Không thèm ăn: Điều trị ung thư ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, làm giảm sự thèm ăn, đói bụng của người bệnh. Dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân ung thư nên để cải thiện tình trạng trên, người bệnh nên chia thành nhiều bữa nhỏ một ngày thay vì 3 bữa ăn lớn thông thường. 

Các bữa ăn nhẹ nên gồm những thực phẩm cung cấp nhiều calo và đạm như bơ hạt, phô mai, kem, hoặc thanh protein. 

Khẩu vị kém: Các đơn giản nhất là thêm gia vị vào thức ăn. Còn với tình trạng trong miệng có vị kim loại, người bệnh có thể khắc phục bằng cách ngậm kẹo bạc hà hoặc vài giọt chanh trước khi bắt đầu bữa ăn. 

Khô miệng: Bệnh nhân cần uống nhiều nước và súc miệng nhiều lần với muối, nước ấm, banking soda. 

Loét miệng: Người bện hoặc gia đình cần trao đổi cùng bác sĩ về viên ngậm hoặc Thu*c xịt giúp giảm đau. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tránh các loại đồ ăn giòn, mặn, cay hoặc nhiều đường và Thu*c lá. Đồng thời, kiểm tra miệng mỗi ngày để theo dõi diễn biến triệu chứng, kịp thời báo cáo với bác sĩ về các tình huống nghiêm trọng. 

Đau bụng, buồn nôn và nôn: Lúc này, có một số loại Thu*c bác sĩ chỉ định giúp người bệnh dễ chịu hơn, thậm chí, có thể ăn nhẹ trước và sau khi điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân nên hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. 

Táo bón: Bệnh nhân cần ăn đồ ăn lỏng, giàu chất xơ và hoạt động thể chất nhiều hơn, ngược lại, khi bị tiêu chảy, cần tránh rượu, caffeine, nước ép cam, mận, chất béo, đồ ăn mặn...

Nóng rát hoặc ra máu khi đi tiểu: Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày), tránh caffeine, đồ ăn cay, Thu*c lá, rượu. 

Các tác dụng phụ bên ngoài

Chảy máu: Một số phương pháp điều trị ung thư làm ảnh hưởng đến khả năng đông máu, do đó, vết thương của bệnh nhân ung thư sẽ lâu ngừng chảy máu hơn bình thường. Có một số biệp pháp khắc phục tình trạng này như sau:

- Dùng bản chải mềm, dùng lực nhẹ khi đánh răng.

- Đi giày thường xuyên.

- Dùng máy cạo râu điện thay vì dao thông thường. 

- Nếu vô tình bị cắt phải, hãy dùng khăn khô, sạch ấn chặt vết thương. 

Rụng tóc: Điều trị ung thư cũng tác động tiêu cực đến các tế bào mọc tóc nên bệnh nhân thường gặp phải triệu chứng này. Lúc này, người bệnh nên dùng dầu gội lành tính, dùng khăn lau khô tóc và sử dụng lược lông mềm. Nếu tóc rụng hoàn toàn, bệnh nhân có thể tìm các loại tóc giả dành riêng cho người ung thư. Khi tóc mọc trở lại, chỉ nên gội đầu 2 lần một tuần và chải tóc bằng lược răng thưa. 

Sưng: Một số phương pháp điều trị ung thư khiến cơ thể tích tụ chất lỏng ở tay, cánh tay, chân, bàn chân... Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân nên mặc quần áo rộng, ngồi và đặt chân lên cao, hỏi bác sĩ về các bài tập nhẹ giúp giảm sưng, cắt giảm muối trong khẩu phần ăn, tránh thịt xông khói, khoai tây chiên, đồ ăn đóng hộp...

Các tác dụng phụ bên trong

Mệt mỏi: Điều trị ung thư khiến cơ thể suy yếu nên người bệnh cần tiết kiệm năng lượng và giảm căng thẳng bằng cách làm những điều mình thích, đọc sách, nghe nhạc... Đồng thời, tập thể dục với cường độ vừa phải, ăn thực phẩm cung cấp nhiều calo và protein. 

Nếu cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, người bệnh chỉ nên ngủ dưới một tiếng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. 

Các vấn đề về thần kinh: Trong quá trình chữa trị, hệ thống thần kinh kết nối não với các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị tổn thương. Với bệnh lý thần kinh ngoại biên do hóa trị, người bệnh sẽ gặp tình trạng ngứa râm ran ở tay, chân, không cảm nhận được nóng/lạnh, đau cơ hoặc mất thăng bằng. 

Nếu có tác dụng phụ này, cách tốt nhất là biến căn nhà trở thành nơi an toàn tuyệt đối với các cách sau đây: 

- Không đặt thảm trong nhà để tránh vấp ngã. 

- Mang dép bảo hộ bên trong và đi giày bên ngoài. 

- Trang bị tay vịn trong phòng tắm.

- Nhờ người thân kiểm tra nhiệt độ nước. 

- Trong nhà bếp, dùng dao một cách cẩn trọng và sử dụng potholder khi bê, nhấc đồ nóng. 

- Sẵn sàng yêu cầu sự hỗ trợ từ người thân và thực hiện mọi việc một cách chậm rãi. 

Nhật Lệ (Theo WebMD)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/cach-doi-pho-voi-tac-dung-phu-cua-dieu-tri-ung-thu-4086306.html)

Tin cùng nội dung

  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY