Thoái hóa xương khớp thường xảy ra ở vùng cổ, lưng, khớp gối - những nơi chịu trọng lực lớn của cơ thể. Trong đó, thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính, gây đau âm ỉ, yếu cơ. Bệnh gây ra bởi quá trình lão hóa khi sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn kéo dài gây tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm. Cột sống thắt lưng bị biến dạng khiến người bệnh hạn chế khả năng vận động.
Từng nhiều năm chịu cơn đau vì thoái hóa cột sống lưng, ông Nguyễn Phi Thiểm (sinh năm 1962, ngụ tại ấp 5, xã Nhật Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có thời gian phải nằm một chỗ, không thể tự sinh hoạt mà phải phụ thuộc vào vợ.
Ông kể lại, trước đây làm công nhân đóng tàu, phải ngồi nhiều nên thường xuyên bị đau lưng. Đến năm 2015 cơn đau dần tăng lên, tự mua Thu*c uống không giảm, ông mới đi khám. Bác sĩ kết luận tình trạng đau lưng, mỏi gối, nhức vai gáy là do thoái hóa đốt sống thắt lưng L4-L5 kèm theo cả thoái hóa khớp gối.
"Tôi đau đến mức leo cầu thang, bưng thùng nước không nổi dù trước đó làm rất nhẹ nhàng. Rồi dần dần không ngồi được mà phải nằm trên giường, từ việc nặng trong nhà đến sinh hoạt cá nhân đều do vợ gánh vác, hỗ trợ", ông Thiểm kể lại.
Ông Thiểm từng phải phụ thuộc vào vợ trong sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Ông được kê đơn Thu*c uống kết hợp mang nịt lưng và đến bệnh viện châm cứu một tuần ba lần. Nhờ nghiêm túc thực hiện theo phác đồ và không hút Thu*c, không uống rượu, bia, vận động đều đặn mỗi ngày 60 phút nên tình trạng dần được cải thiện.
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng tập trung khắc phục triệu chứng, làm chậm quá trình lão hóa. Một số phương pháp phổ biến là dùng Thu*c kết hợp các loại giảm đau, chống viêm, giãn cơ; vật lý trị liệu; phẫu thuật khi có biến chứng.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và xây dựng thực đơn dinh dưỡng, tránh chất kích thích, thức ăn nhanh, cay nóng. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt gồm nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không mang vác vật nặng... Việc chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao giúp cơ xương và gân cốt được giãn ra, cải thiện chức năng vận động. Đi bộ, đạp xe, yoga... là những gợi ý tốt phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống lưng.
Kết hợp với thực phẩm chức năng cũng giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng cho người bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Như câu chuyện của ông Thiểm, bên cạnh thực hiện phác đồ của bác sĩ, ông dùng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan với thành phần chính là tinh chất KGA1 từ củ địa liền.
Hiệu quả của KGA1 được nghiên cứu bởi Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh Hà tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên trong đề tài "Nghiên cứu quy trình chiết tách và tinh chế hợp chất KGA-1 trong cây địa liền", thực hiện năm 2012. Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh Hà cho biết, cây địa liền được sử dụng trong dân gian như một bài Thu*c xương khớp. Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện cây địa liền có thành phần KGA1 tác dụng giảm đau, chống viêm tốt cho bệnh xương khớp.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh Hà nói: "Trong suốt quá trình nghiên cứu tìm ra hàm lượng KGA1 giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả, chúng tôi luôn làm thêm đánh giá về tính an toàn của hoạt chất này. Rất may mắn là hàm lượng KGA1 mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả mà chúng tôi ghi nhận được nằm trong giới hạn an toàn cho người bệnh".
Chú Thiểm hiện đã hồi phục sức khỏe, có thể làm việc, sinh hoạt bình thường.
Chủ đề liên quan:
thoái hóa đốt sống lưng