Ẩm thực hôm nay

Cách làm bánh nướng trung thu nhân thập cẩm xá xíu tưởng khó mà lại siêu đơn giản

Làm bánh trung thu: Bánh nướng nhân thập cẩm xá xíu là món bánh trung thu truyền thống được nhiều người yêu thích, và cách thức để làm món bánh này cũng không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ.
Làm bánh trung thu không cần lò nướng: Bánh trung thu dẻo ngũ sắc cực đẹp mắt với cách làm siêu nhanh
Làm bánh trung thu không cần lò nướng: Biến tấu với bánh dẻo nhân lá dứa thơm ngon lại đậm vị

Nguyên liệu:

- Bột mì: 250gr; Nước đường bánh nướng: 155gr; bơ đậu phộng mịn (mua trong siêu thị): 7gr; dầu ăn: 45ml; 1 chút xíu muối

- nguyên liệu phần nhân: 150gr thịt xá xíu thái nhỏ; 100gr mứt sen; 70gr mứt quýt; 100gr mỡ đường; 50gr mứt dẻo gừng; 100gr mứt hạt sen; 50gr mứt bí; 70gr hạt điều rang; 70gr đậu phụng rang; 50gr hạt dưa; 20gr mè rang; 70gr nước đường bánh nướng; 100ml rượu mai quế lộ hay rượu thơm; 80gr bột nếp rang.

- Phần trứng quét bánh: 1 lòng đỏ trứng + 1 muỗng rượu thơm (rượu mai quế lộ) + 1 muỗng cà phê dầu mè + 2 giọt nước màu kho cá hòa tan trong 1 cái chén. Lọc qua rây cho hỗn hợp lỏng mịn. Cách này giúp bạn quét bánh không bị lem nhem.

Bánh trung thu thập cẩm nhân xá xíu. Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Cho tất cả các loại hạt vào máy xay nhỏ (bạn có thể giã hay băm nhỏ).

Bước 2: Trộn với các nguyên liệu còn lại phía trên cùng với bột nếp rang + nước đường và rượu thành 1 khối dẻo.

Chia nhân vo tròn mỗi viên 80gr cho khuôn 125gr.

Bước 3: Nước đường + dầu + bơ + muối cho hết vào âu trộn đều. Bột cho vào âu, khoanh 1 lỗ tròn ở giữa. Đổ hết phần nước đường vào mang bao tay nhồi cho bột mịn dẻo, không dính tay. Bọc bột lại để tiếng. Sau đó nhồi sơ lại 1-2 phút với 1 chút bột mì.

Bước 4: Chia bột mỗi phần 45gr khuôn 125gr, sau đó cán dẹp viên bột cho nhân vào vo tròn. Thoa chút bột mì lên viên bột và khuôn.

Tiếp đến cho viên bột vào nhẹ nhàng ấn mạnh tay, rồi cũng nhẹ nhàng đẩy bánh ra, xếp lên khay có lót giấy chống dính.

Bước 6: Lò nướng làm nóng 190 độ C trước 20 phút. Sau đó cho khay bánh vào ngăn giữa lò nướng 6 phút. Qua 6 phút lấy bánh ra, phun sương rượu mai quế lộ. Sau đó dùng cọ mềm quét mặt bánh. Tiếp tục cho khay bánh vào ngăn giữa lò 1 bậc nướng 7 phút ở nhiệt độ 180 độ C.

Bước 7: Qua 7 phút bạn lại lấy bánh ra lập lại quy trình phun rượu và quét thêm 1 mặt bánh một lần nữa.

Cho khay bánh trở lại ngăn giữa lò nướng 6 phút nữa là bánh hoàn toàn chín. Bật lửa trên nướng thêm 1 phút cho mặt bánh sậm màu hơn trước khi lấy bánh ra.

Làm bánh trung thu không cần lò nướng: Làm bánh trung thu rau câu đơn giản nhưng ăn là ghiền
Làm bánh trung thu không cần lò nướng: Bánh trung thu dẻo nhân custard tan chảy hương vị khá lạ

Tweet

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/cach-lam-banh-nuong-trung-thu-nhan-thap-cam-xa-xiu-tuong-kho-ma-lai-sieu-don-gian-118388.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY