Bệnh thường gặp hôm nay

Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản, hiệu quả

Có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. May mắn là, có nhiều cách trị nghẹt mũi cho bà bầu rất đơn giản mà lại hiệu quả.

Gần 30% phụ nữ gặp vấn đề về mũi trong thời gian mang thai. mũi thường xuyên bị chảy nước, tắc nghẹt dù không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng chắc chắn sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. vậy đâu là triệu chứng, nguyên nhân và cách trị nghẹt mũi cho bà bầu?

Bà bầu bị nghẹt mũi do viêm mũi thai kỳ

Phần lớn các trường hợp bà bầu bị nghẹt mũi được xác định là viêm mũi thai kỳ.

Viêm mũi thai kỳ có dấu hiệu tương tự như nghẹt mũi do cảm lạnh nhưng xảy ra do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.

Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi thai kỳ bao gồm:

- Nghẹt hoặc sổ mũi;

- Ho và hắt hơi liên tục;

- Ngứa mũi;

- Đôi khi ngứa hoặc hơi sưng vùng mắt;

- Chóng mặt và đau đầu.

cach tri nghet mui cho ba bau don gian, hieu qua - 1

Bị nghẹt mũi khiến mẹ bầu không thở được và mất ngủ. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khác khiến bà bầu bị nghẹt mũi

Một số nguyên nhân khác có thể khiến bà bầu bị nghẹt mũi có thể kể đến bao gồm:

- Cảm lạnh: Nghẹt mũi kèm theo ho, hắt hơi, đau họng hoặc sốt thì có thể do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng.

- viêm xoang: nếu bà bầu bị sốt, đau đầu, chảy nước mũi màu vàng xanh, không ngửi được mùi và đau trên hàm thì là do viêm xoang.

- dị ứng: nếu bà bầu bị nghẹt mũi kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt, tai hoặc cổ họng thì là do dị ứng.

Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu

Có một số biện pháp đơn giản để khắc phụ tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu.

Hít hơi nước nóng

Lấy một ít nước nóng vào bát, nhúng khăn lông vào bát nước, vắt nhẹ rồi đắp khăn lên mặt. hít hơi nước nóng một lát sẽ giúp bà bầu giảm nghẹt mũi, thở dễ dàng hơn.

Súc miệng bằng nước muối

Khi súc miệng bằng nước muối mẹ có thể làm giảm sự đau rát nếu cổ họng bị viêm. Mẹ bầu nên súc miệng vài lần mỗi ngày với nước ấm pha muối hoặc nước muối S*nh l*.

Nằm gối cao khi ngủ

Nằm gối cao khi ngủ giúp cho mẹ đỡ nghẹt mũi và dễ thở hơn. giấc ngủ ngon hơn khiến cho sức khỏe của mẹ nhanh chóng được hồi phục.

cach tri nghet mui cho ba bau don gian, hieu qua - 2

Kê gối cao khi ngủ giúp mẹ bầu thoải mái hơn khi bị nghẹt mũi. (Ảnh minh họa)

Thoa sáp dưỡng ẩm

Bị viêm mũi sẽ khiến mũi mẹ bầu trở nên khô và nóng rát. Thoa một ít kem dưỡng ẩm sẽ khiến mẹ bầu thoải mái, dễ chịu hơn.

Bổ sung vitamin C và kẽm

Vitamin C và kẽm là hai dưỡng chất góp phần tích cực nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Mẹ có thể dùng hỗn hợp chanh mật ong để cung cấp vitamin C và trị bệnh viêm họng khi bị cảm cúm. Tắc chưng đường phèn cũng là bài Thu*c dựa trên nguyên tắc bổ sung này, có lợi cho mẹ bầu.

Với kẽm thì ngoài cung cấp thông qua thức ăn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn uống viên bổ sung.

ngoài ra mẹ bầu có thể tham khảo một số cách chữa nghẹt mũi dân gian từ các loại thực phẩm quen thuộc sau:

- Tỏi: Có tác dụng chữa cúm hiệu quả, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, mẹ bầu giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp.

cach tri nghet mui cho ba bau don gian, hieu qua - 3

Tỏi là gia vị tự nhiên thường được dùng để chữa nghẹt mũi cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

- Rau kinh giời, lá tía tô: Hai loại lá này cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: Cho một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.

- hành: với tính sát khuẩn mạnh, hành là vị Thu*c giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. ngoài cháo, mẹ có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.

>> XEM TIẾP: 9 tháng mang bầu - đây là những dị tật nguy hiểm nhất thai nhi có thể mắc phải

chuyên mục bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.

Theo Minh An (T/h) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/cach-tri-nghet-mui-cho-ba-bau-don-gian-hieu-qua-c85a330088.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY