Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Căn bệnh kỳ lạ khiến trẻ em không sống nổi qua tuổi 15

MangYTe - Trong 15 trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ 2 trẻ sống qua 7 tuổi, còn lại hầu hết Tu vong trước 5 tuổi.

Sinh được 4 người con, chị N.T.D (ở Quảng Trị) sống như ch*t đi khi 2 người con trai bỏ chị khi vừa 5, 6 tuổi. Chị nhớ khi ấy hai đứa con liên tục đi ngoài ra máu, viêm da cơ địa với những vết mẩn đỏ dày đặc ở mặt, cổ gáy mỗi ngày một nặng hơn. Rồi lần lượt qua đời.

Chị D hiện còn cô con gái 8 tuổi và bé N.T.M kém một tuổi. Ngày thổi nến mừng sinh nhật con trai 5, rồi 6 tuổi, thấy con bình thường, chị ngỡ "ông Trời" buông tha gia đình chị. Ai ngờ, khi vừa qua năm 7 tuổi, bé M lặp lại y hệt triệu chứng của hai người anh trước đó.

Cũng như hai con trước, chị D đưa bé M đi khắp các bệnh viện nhưng không tìm ra nguyên nhân.

Tháng 4/2020, m được chuyển tới bệnh viện nhi trung ương khi chàm cơ địa nặng, đi ngoài ra máu và có tình trạng giảm tiểu cầu. bác sĩ chẩn đoán em mắc hội chứng wiskott-aldrich.

Bs nguyễn ngọc quỳnh lê, khoa miễn dịch - dị ứng - khớp, bệnh viện nhi trung ương, cho hay wiskott-aldrich là bệnh hiếm bẩm sinh do đột biến gene. 90% trẻ có biểu hiện giảm tiểu cầu ngay từ giai đoạn sớm với các triệu chứng điển hình là chàm cơ địa, giảm tiểu cầu kèm kích thước tiểu cầu nhỏ.

Trẻ xuất huyết tạng như gan, lá lách hay phổ biến là xuất huyết đường tiêu hóa. Ngoài ra, nhiều trẻ sơ sinh cũng có những biểu hiện của bệnh từ rất sớm như nhiều "cứt trâu" trên đầu hay bị hăm tã.

Căn bệnh kỳ lạ khiến trẻ em không sống nổi qua tuổi 15 - Ảnh 1.

Em bé mắc bệnh hiếm wiskott-aldrich được ghép tủy tại bệnh viện nhi trung ương. ảnh: h.anh

Trong các nghiên cứu, nếu không phát hiện điều trị kịp thời, trẻ mắc bệnh này sẽ Tu vong trước sinh nhật tuổi 15. Nhưng điều đáng buồn, thực tế thì trẻ thường Tu vong ở độ tuổi sớm hơn.

Đến nay, Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp tiếp nhận khoảng 15 bệnh nhân mắc bệnh này. Trong đó, chỉ có hai trẻ sống được qua 7 tuổi, còn lại hầu hết đều Tu vong trước 5 tuổi.

Nguyên nhân Tu vong do bệnh Wiskott-Aldrich gây ra là nhiễm khuẩn, xuất huyết não, xuất huyết tạng và bệnh nhân đáp ứng kém với các loại Thu*c sử dụng.

Trước đây, nhiều trẻ không được phát hiện kịp thời, Tu vong sớm do nhầm lẫn với tình trạng nhiễm khuẩn thông thường, xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát… đơn cử, với hai người con trước của chị d, phần nhiều nghĩ rằng trẻ bị viêm đường ruột quá nặng nên không thể cứu chữa. trong khi hai bé có triệu chứng điển hình của bệnh hiếm này.

Về phương pháp điều trị, BS Lê cho hay cách duy nhất cứu bệnh nhân M là ghép tủy. May mắn với bé M, chị gái bé có nguồn tủy phù hợp. Do được phát hiện đúng bệnh, sau hơn nửa năm điều trị, sức khỏe của bé M dần hồi phục. "Dự kiến bé sẽ tiến hành ghép tủy trong thời gian ngắn tới đây", BS Lê nói.

Trước đây, bệnh viện nhi trung ương đã ghép tủy thành công cho hai trẻ mắc wiskott-aldrich và hiện đều có những tiến triển tốt, tái khám thường xuyên. bệnh nhân mắc bệnh này hoàn toàn có thể hồi phục và sống bình thường như những đứa trẻ khác.

Đáng nói, có nhiều khó khăn để một ca ghép tủy thành công. Ngoài nguồn tuỷ phù hợp, chi phí là thách thức lớn. Hiện bảo hiểm y tế mới chi trả một phần cho các ca ghép tủy, trong khi số tiền thực hiện là hàng trăm triệu đồng, thậm chí có thể lên tới hàng tỷ đồng.

V.Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/can-benh-ky-la-khien-tre-em-khong-song-noi-qua-tuoi-15-20201212183056368.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY