Theo ths huỳnh phúc minh - trưởng đơn vị quản lý dịch vụ buồng bệnh bệnh viện trung ương huế tại tp hồ chí minh (bệnh viện dã chiến số 14), việc đưa robot vào sử dụng trong khu vực buồng bệnh, đã giảm được rất nhiều áp lực của y bác sĩ cũng như nguy cơ lây nhiễm.
Chùm ảnh ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống:
Cận cảnh chiếc robot với tên gọi "quản gia phục vụ" tại trung tâm hồi sức tích cực điều trị người bệnh covid-19 tại bệnh viện tư huế tại tp hồ chí minh (bv dã chiến số 14).
Ths huỳnh phúc minh - trưởng đơn vị quản lý dịch vụ buồng bệnh bệnh viện trung ương huế cho biết, việc đưa robot vào sử dụng trong khu vực buồng bệnh, đã giảm được rất nhiều áp lực của y bác sĩ cũng như nguy cơ lây nhiễm.
Ông Tạ Văn Lợi (62 tuổi, ở quận 3, TP Hồ Chí Minh) đã trải qua 15 ngày điều trị tích cực. Hôm nay, đánh dấu ngày thứ 15 vào viện, bữa trưa của ông Lợi là một phần cơm với sườn om khoai tây, canh và một hộp sữa tươi.
Những suất cơm nóng hổi mà ông Lợi trực chờ nhận ngay đầu giường chẳng phải được đưa đến từ đôi bàn tay quen thuộc của cán bộ y tế, mà từ “quản gia phục vụ” robot.
Thấy robot đang di chuyển từ đằng ra, bà Hồ Thị Ngọc (SN1968, ở Trịnh Đình Trọng, phường Phú Trung, quận Tân Phú) cũng không màng đến cảnh vật xung quanh mà dõi theo robot tiến về phía mình.
Trên robot là 4 suất cơm nóng hổi. Hôm nay, bà Ngọc cũng dùng cơm với sườn hầm khoai tây và một hộp sữa.
Bà Ngọc nhập viện từ ngày 27/8, bà cũng trải qua một khoảng thời gian giành giật với COVID-19 từng hơi thở, đến nay, trải qua hơn 10 ngày điều trị, bà Ngọc đã bình phục hoàn toàn.
Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống trong vài giây ngắn ngủi, đôi mắt bà Ngọc long lanh, bà vui sướng nói: “Khỏe quá rồi, vui quá cô ơi…”.
Chủ đề liên quan:
bệnh viện dã chiến Bệnh viện dã chiến số 14 bênh viện dã chiến số 14 tại TP Hồ Chí Minh bệnh viện trung ương bệnh viện trung ương huế cán bộ y tế hồi sức tích cực robot của bệnh viện trung ương huế tp hồ chí minh TP Hồ Chí Minh