Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Cảnh báo chế độ ăn uống kém dinh dưỡng gây tổn hại đến sức khỏe trẻ em

Tại Việt Nam, cứ ba trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân. Số trẻ em phải chịu hậu quả từ chế độ ăn uống kém dinh dưỡng và hệ thống thực phẩm không đáp ứng được nhu cầu của trẻ đang tăng cao một cách đáng báo động.

Đây là thông tin được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra tại lễ công bố báo cáo tình trạng trẻ em toàn cầu năm 2019; Khung hành động cải thiện dinh dưỡng bà mẹ và thực hành cho trẻ ăn bổ sung ở Việt Nam” do Bộ Y tế và Unicef tổ chức tại Hà Nội, ngày 16/10. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự lễ.

Cản trở cơ hội phát triển của trẻ em

Báo cáo Tình hình trẻ em thế giới năm 2019: Trẻ em, thực phẩm và dinh dưỡng của Unicef chỉ rõ: Cứ ba trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, có hai trẻ không được cho ăn những thực phẩm giúp trẻ phát triển tốt thể chất và trí não, khiến trẻ có nguy cơ chậm phát triển nhận thức, khả năng học tập kém, miễn dịch thấp, dễ nhiễm bệnh, thậm chí trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến Tu vong.

Ít nhất 1 trong 3 trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân; 1 trong 2 trẻ em bị đói tiềm ẩn, cản trở cơ hội của hàng triệu trẻ em được phát triển, phát huy hết tiềm năng của mình. Gánh nặng của ba dạng thức suy dinh dưỡng - thiếu dinh dưỡng, đói tiềm ẩn, thừa cân - đe dọa đến sự sống còn, phát triển của trẻ em, thanh thiếu niên, nền kinh tế và quốc gia...

Báo cáo cảnh báo: Thói quen ăn uống và việc cho trẻ ăn thực phẩm kém dinh dưỡng đã bắt đầu ngay từ những ngày đầu tiên khi trẻ mới ra đời. Trẻ em càng lớn, việc tiếp xúc với thực phẩm không lành mạnh càng trở nên đáng báo động. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động quảng cáo, tiếp thị không phù hợp.

Thực phẩm siêu chế biến tràn ngập ở các thành phố, vùng sâu vùng xa. Thức ăn nhanh và nước giải khát có chất tạo ngọt ngày càng sẵn có. Do đó, tỷ lệ trẻ em, trẻ vị thành niên bị thừa cân, béo phì ngày càng tăng trên toàn cầu.

Từ năm 2000 đến 2016, tỷ lệ trẻ em thừa cân từ 5 đến 19 tuổi đã tăng gấp đôi, từ 1 trong 10 trẻ thành 1 trong 5 trẻ. So với năm 1975, ngày nay số trẻ em gái ở nhóm tuổi này mắc bệnh béo phì tăng gấp 10 lần, số trẻ em trai tăng gấp 12 lần.

Bên cạnh đó, thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu dẫn đến khủng hoảng lương thực trầm trọng. Ví dụ, hạn hán gây thiệt hại mất mát 80% sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi đột ngột nguồn thực phẩm sẵn có cho trẻ em, gia đình cũng như chất lượng, giá thành thực phẩm.

Việt Nam là một trong 6 quốc gia tham gia sáng kiến Rising (Sáng kiến Khu vực về Cải thiện Dinh dưỡng và Phát triển) nhằm cải thiện thực hành ăn bổ sung, dinh dưỡng bà mẹ ở khu vực Đông Nam Á. Với sự hỗ trợ của Unicef, một phân tích tổng quan đã được Viện Dinh dưỡng thực hiện năm 2019 nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng bà mẹ và ăn bổ sung ở Việt Nam.

Phân tích này cho thấy hành vi, chuẩn mực văn hóa là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thực hành ăn bổ sung, dinh dưỡng bà mẹ nhưng chúng cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố mang tính hệ thống rộng hơn, đó là thực phẩm, y tế, bảo trợ xã hội, nước sạch - vệ sinh,giáo dục.

Theo đó, phụ nữ, trẻ nhỏ ở Việt Nam đang chịu gánh nặng 3 lần về suy dinh dưỡng. Cụ thể, hơn 10% phụ nữ thiếu cân; gần 24% thấp bé; 25,5% thiếu máu; 9,8% thừa cân. Trẻ em dưới 5 tuổi có hơn 23% thấp còi; gần 6% gày còm; 28% thiếu máu; gần 6% thừa cân.

Chế độ ăn không đầy đủ của bà mẹ dẫn đến tình trạng thiếu cân hoặc thừa cân khi mang thai và con của họ có nguy cơ bị nhẹ cân sơ sinh. Chế độ ăn không đầy đủ trong giai đoạn trẻ ăn bổ sung (khi trẻ được 6 tháng đến 2 tuổi - được cho ăn những thức ăn đầu tiên), thường rất phổ biến ở Việt Nam. Theo số liệu điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2015, 18% trẻ em không được cho ăn đủ đa dạng thực phẩm, 36% trẻ em không được cho ăn đủ số bữa cần thiết.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho rằng để giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em cần tạo điều kiện cho các gia đình, trẻ nhỏ, thanh niên tiếp cận thực phẩm bổ dưỡng; tạo dựng môi trường thực phẩm lành mạnh cho trẻ em, thanh thiếu niên; kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất ra thực phẩm phù hợp với trẻ em; huy động các hệ thống hỗ trợ như y tế, nước sạch, vệ sinh, giáo dục, an sinh xã hội - tăng cường kết quả đạt được trong việc cải thiện dinh dưỡng cho tất cả trẻ em...

Thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp hỗ trợ

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tình trạng suy dinh dưỡng của người Việt Nam nói chung, trẻ em nói riêng vẫn còn rất cao so với khu vực, tình trạng thừa vi chất dinh dưỡng cũng tương tự.

Có 57% người dân ăn thiếu rau, thừa muối, tinh bột, thiếu các vi chất như Vitamin A, i ốt... Nhiều bệnh của người lớn là do chế độ ăn uống không hợp lý, thừa hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng trong khi điều kiện kinh tế xung quanh hoàn toàn có thể cải thiện.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người, Phó Thủ tướng cho rằng phải giảm được tất cả các chỉ số, trước hết là những chỉ số liên quan đến dinh dưỡng trẻ em, để giảm tỷ lệ trẻ em thấp còi do thiếu dinh dưỡng, thừa cân do không có dinh dưỡng hợp lý. Vấn đề này không chỉ của riêng ngành y tế, tất cả hệ thống chính quyền đều phải tham gia.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thúc đẩy mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ, can thiệp, đặc biệt là ở khu vực tỷ lệ về dinh dưỡng đang ở mức đáng báo động, như khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên; hợp tác chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng các chương trình, làm điểm ở các khu vực để cải thiện dinh dưỡng bà mẹ mang thai và trẻ em.

Dịp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện Unicef và các đại biểu tham dự sự kiện đã ký “Cam kết ủng hộ cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và ăn bổ sung ở Việt Nam”.

Minh Huệ (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/canh-bao-che-do-an-uong-kem-dinh-duong-gay-ton-hai-den-suc-khoe-tre-em-20191016140445263.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY